Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội

Văn Kim Khanh 26/04/2024 13:02

Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính đến hết quý quý 1/2024, xuất khẩu gạo tăng 17,6% về lượng, tăng 45,5% về kim ngạch và tăng 23,6% về giá so với quý 1/2023, đạt trên 2,18 triệu tấn, tương đương gần 1,43 tỉ USD, giá trung bình 653,9USD/tấn. Trong đó, Philippines, Indonesia, Trung Quốc… là những khách hàng lớn của Việt Nam.

eco-11.jpg
Gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội - Ảnh: Văn Kim Khanh

Cũng theo số liệu thống kê, năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 8,13 triệu tấn gạo với trị giá 4,67 tỉ USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.

Về thị trường, châu Á là thị trường khu vực xuất khẩu lớn nhất trong năm 2023, đạt hơn 6 triệu tấn, chiếm 75% tổng lượng xuất khẩu, tăng 22,8% so với năm 2022. Tiếp đến là châu Phi với kết quả xuất khẩu đạt gần 1,34 triệu tấn, chiếm 16,5% tổng lượng gạo xuất khẩu, tăng gần 7,2%. Khu vực thị trường châu Âu tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam (khoảng 1,6%) nhưng vẫn đạt 132,6 nghìn tấn.

Chủng loại gạo xuất khẩu tiếp tục đi đúng định hướng gia tăng giá trị cho hạt gạo. Theo đó, chủng gạo trắng thường vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt gần 40% tổng lượng xuất khẩu; tiếp đến là chủng loại gạo thơm các loại chiếm khoảng 34,2% tổng lượng xuất khẩu; chủng loại gạo nếp đứng thứ 3, chiếm khoảng 8% tổng lượng xuất khẩu. Về giá, gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động từ 640 - 659USD/tấn.

eco-4.jpg
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi - Ảnh: Văn Kim Khanh

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nguồn cung gạo toàn cầu được dự báo sẽ không còn dồi dào khi nguồn cung chính (chiếm tới 40% sản lượng toàn cầu) là Ấn Độ sẽ giảm 4 triệu tấn so với niên vụ trước, chỉ còn 132 triệu tấn; các thị trường khác như Philippines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia… cũng được dự báo giảm sản lượng do tác động của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu.

Sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023 - 2024 đạt gần 518 triệu tấn, trong khi tổng mức tiêu thụ là 525 triệu tấn. Như vậy, dự báo thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm 2024. Điều này tạo cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. Năm 2024, Việt Nam có thể đáp ứng được nguồn cung để xuất khẩu gạo tương đương năm 2023 nhưng vẫn bảo đảm an ninh lương thực.

Những khó khăn và thách thức

Tình trạng xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mùa khô năm 2023 - 2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 4 - 5.2024 có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất lúa, gạo vụ Hè – Thu năm 2024.

td-7.jpg
Hạn mặn trong thời gian tới có thể làm giảm sản lượng lúa gạo ĐBSCL - Ảnh: V.K.K

Theo Liên Hợp Quốc, tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2024 dự báo chỉ đạt 2,4%, thấp hơn mức 2,7% năm 2023; trong đó giảm mạnh ở Mỹ, EU, Trung Quốc nhưng tăng nhẹ ở Nam Á (tập trung ở Ấn Độ), châu Phi. Theo World Bank, dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2024 chỉ đạt một nửa mức bình quân trong thập kỷ trước dịch COVID-19 (2010 - 2020), tương đương 2,4%, thấp hơn mức 2,6% năm 2023. Như vậy, tình hình kinh tế, thương mại thế giới còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi hoàn toàn trong năm 2024.

eco-2.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam - Ảnh: Văn Kim Khanh

Ngoài ra, những bất ổn liên quan đến căng thẳng địa chính trị khu vực và toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt tại khu vực châu Âu và Trung Đông, căng thẳng Biển Đỏ đã gây ảnh hưởng tới tâm lý giao thương, quá trình giao nhận, giá cả nhiều mặt hàng quan trọng (dầu, nguyên liệu sản xuất, lương thực…).

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam, cho biết hiện trong nước đã thu hoạch xong vụ Đông Xuân, vụ mùa lớn nhất tại các tỉnh ĐBSCL, sản lượng dồi dào, phục vụ tốt cho hoạt động xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường trên thế giới vẫn được dự báo ở mức cao hơn tổng cung toàn cầu nên giá gạo xuất khẩu vẫn được kỳ vọng tăng.

Giám đốc doanh nghiệp Ngọc Quang Thái (Cần Thơ) đề nghị Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn về xuất khẩu gạo - Clip: Văn Kim Khanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quân đội Pháp
9 giờ trước Sự kiện
Sáng 6.5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sebastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội