Rạng sáng 2.5.2011, đặc nhiệm Mỹ thực hiện chiến dịch Geronimo giết chết trùm khủng bố Osama bin Laden tại thành phố Abbottabad, Pakistan.

10 năm sau khi chết, Osama bin Laden vẫn là nỗi ‘ám ảnh’ ở Pakistan

Cẩm Bình | 02/05/2021, 08:20

Rạng sáng 2.5.2011, đặc nhiệm Mỹ thực hiện chiến dịch Geronimo giết chết trùm khủng bố Osama bin Laden tại thành phố Abbottabad, Pakistan.

Chiến dịch Geronimo gây tiếng vang khắp thế giới, khiến Pakisan sụt giảm uy tín quốc tế khi là nơi chứa chấp khủng bố. Bin Laden sống ẩn dật tại Abbottabad trong ít nhất 5 năm nhưng là trong tòa nhà hoành tráng cách một học viên quân sự nổi tiếng chưa đến 2 km.

Giáo viên Altaf Hussain đã nghỉ hưu nhận xét: “Thật tồi tệ cho nơi đây lẫn cho toàn đất nước. Bin Laden đem đến tiếng xấu”.

Cuộc đột kích giết trùm khủng bố đặt Pakistan vào thế khó. Quan chức nước này có thể phủ nhận biết Osama bin Laden trú ẩn tại Abbottabad, nhưng làm vậy đồng nghĩa thừa nhận thất bại về mặt tình báo.

Còn nếu tuyên bố đang bảo vệ Osama bin Laden, để xảy ra một chiến dịch táo bạo thực hiện bởi lực lượng nước ngoài trên chính lãnh thổ nước mình lại quá đỗi mất mặt.

af_newspapers_2704.jpg
Tin tức Osama bin Laden bị giết xuất hiện trên báo vào ngày 3.5.2011 - Ảnh: Straits Times

Ảnh hưởng lớn của trùm khủng bố

Pakistan chọn phủ nhận biết Osama bin Laden trú ẩn tại Abbottabad. Tâm lý chống Mỹ tăng cao do thiệt hại về tài chính cùng nhân mạng cho cuộc chiến chống khủng bố và liên minh Islamabad - Washington sau đó. Sức ảnh hưởng mà trùm khủng bố để lại vẫn còn.

Nhà báo người Pakistan Rahimullah Yusufzai nói: “Tôi nhớ trước đây có nhiều người đặt tên con là Osama, ở làng tôi cũng có”.

Cái chết của Osama bin Laden không ngăn được chủ nghĩa cực đoan lan rộng khắp Pakistan, các phong trào tôn giáo bảo thủ thậm chí còn gây ảnh hưởng lớn hơn. Trong 3 năm sau chiến dịch Geronimo, một số nhóm khủng bố - chủ yếu là Taleban – thực hiện hàng loạt vụ tấn công đẫm máu và thiết lập căn cứ ở phía tây bắc giáp Afghanistan.

Một chiến dịch quân sự khởi động năm 2014 giúp kiểm soát tình hình, nhưng loạt vụ tấn công quy mô nhỏ gần đây làm dấy lên lo ngại bọn khủng bố tái tập hợp lực lượng.

af_osamacompound_2604.jpg
Nơi trùm khủng bố sinh sống bị phát hủy năm 2012 - Ảnh: Straits Times

Nhà báo Yusufzai nhận xét không còn thủ lĩnh như Osama bin Laden, Al-Qaeda vẫn tồn tại nhưng gần như chẳng thể nào tổ chức tấn công quy mô lớn vào phương Tây nữa. Ông Hamid Mir - người từng phỏng vấn trực tiếp Osama bin Laden - cũng cho rằng Al-Qaeda cũng không còn là mối đe dọa lớn với Pakistan.

Tuy nhiên bất chấp nhiều người nhìn nhận Osama bin Laden là kẻ xấu gây nên tội ác, vi phạm lời dạy của đạo Hồi, vẫn có trường hợp xem trùm khủng bố là “chiến binh tự do”.

Ông Saad - thành viên Taleban sống ở thành phố Peshawar - tuyên bố: “Ông ấy (Osama bin Laden) sống trong tim mọi thành viên Taleban lẫn mọi chiến binh thánh chiến”.

2 năm trước, Thủ tướng Pakistan Imran Khan từng hứng chịu làn sóng chỉ trích khi phát biểu trước Quốc hội nước này rằng Osama bin Laden “tử vì đạo”.

Ngay tại Abbottabad, cái nhìn về Osama bin Laden vẫn rất khác biệt. Cư dân Numan Hattak nói: “Một số nói ông ấy tốt, số khác lại nói ông xấu”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
10 năm sau khi chết, Osama bin Laden vẫn là nỗi ‘ám ảnh’ ở Pakistan