Tính đến sáng 12.8, cả nước có 13 tỉnh, thành phố đã công bố lịch tựu trường, khai giảng năm học mới 2021 - 2022.

13 tỉnh thành công bố lịch tựu trường, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương hạn chế dạy trực tuyến

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 12/08/2021, 09:31

Tính đến sáng 12.8, cả nước có 13 tỉnh, thành phố đã công bố lịch tựu trường, khai giảng năm học mới 2021 - 2022.

Trước đó, ngày 4.8, Bộ GD-ĐT ban hành khung kế hoạch năm học 2021-2022, cho phép học sinh lớp 1 tựu trường sớm từ 23.8, học sinh các lớp học khác từ 1.9 và khai giảng vào 5.9. Thông tin trên khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bởi chỉ còn vài tuần nữa sẽ đến ngày tựu trường mà tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn phức tạp. Học sinh cả nước khó có thể tới trường theo đúng kế hoạch của Bộ GD-ĐT.

lop-1-4(1).jpg
Nhiều tỉnh thành quyết định công bố khung chương trình năm học, lịch tựu trường cho học sinh

Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng vụ giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho hay, Bộ ban hành khung thời gian năm học áp dụng chung trên toàn quốc. Căn cứ vào khung này, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quy định cụ thể kế hoạch thời gian năm học tại địa phương, phù hợp với tình hình thực tế. Trong đó, thời gian nghỉ học, thời gian tựu trường sớm và thời gian kéo dài năm học không vượt quá 15 ngày so với khung chung của Bộ. Ví dụ, với trường hợp Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh đang giãn cách, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có thể quyết định thời gian tựu trường muộn hơn khung vào ngày 10.9 hay 15.9. Thời gian kéo dài năm học kết thúc chậm hơn 15 ngày so với khung vào ngày 15.6.

13.jpg
Những địa phương đầu tiên công bố lịch tựu trường năm học 2021-2022

Nếu sau khi các địa phương kéo dài năm học muộn hơn 15 ngày mà vẫn không phù hợp với tình hình thực tiễn thì các Sở GD-ĐT báo cáo về Bộ GD-ĐT để đưa ra giải pháp. Về việc cho học sinh lớp 1 tựu trường sớm, ông Thành lý giải, trong khung thời gian năm học 2021 - 2022, Bộ GD-ĐT cũng quy định rộng hơn với lớp 1. Cụ thể là tựu trường sớm nhất vào 23.8 để có thêm ít nhất 2 tuần cho học sinh làm quen với môi trường học tập trước khi bước vào thời gian thực học (sau ngày 5.9). Đây là nội dung rút kinh nghiệm từ những bất cập của năm học trước.

Cũng trong kế hoạch về việc dạy và học cho học sinh cấp 1, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết đã có công văn đề nghị các địa phương hạn chế việc dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1, nếu bắt buộc phải dạy online, giáo viên cần có hình thức phù hợp. "Khi tiếp cận với đối tượng đặc biệt, Bộ GD-ĐT lấy quyền lợi học sinh và chất lượng giáo dục đầu tiên. Vì vậy, các địa phương cần tính toán, dựa vào tình hình dịch bệnh mà phân khu, phân luồng ra để đưa ngày tựu trường làm sao cho lớp 1 được tận dụng thời gian vàng, giờ vàng của giáo dục nhất, đó chính là học trực tiếp".

Nếu buộc các địa phương phải tổ chức dạy học online, các trường, giáo viên cần chọn hình thức phù hợp tâm lý lứa tuổi các em, điều kiện, hoàn cảnh gia đình, khả năng cung ứng cũng như khả năng dạy. Điều này nhằm giúp các em bước đầu làm quen quá trình học tập, hạn chế đến mức thấp nhất việc áp dụng một cách máy móc. Trong trường hợp phải học trực tuyến, Bộ đã thiết kế sẵn các video dạy môn Tiếng Việt phát trên VTV7 giúp học sinh dễ dành học âm học vần. "Với lớp 1, các địa phương, các trường cần tận dụng tối đa, nghiên cứu thật kỹ các văn bản hướng dẫn của bộ để triển khai phù hợp từng đối tượng, từng địa bàn", ông Tài cho hay.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
13 tỉnh thành công bố lịch tựu trường, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương hạn chế dạy trực tuyến