Trong bài viết “Cuộc đấu nội bộ Trung Quốc về Biển Đông” đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 23.6, nhà nghiên cứu Trương Phong khẳng định có 3 phe ở Trung Quốc “cãi nhau” về ý đồ độc chiếm vùng biển này.

3 phe ở Trung Quốc đấu đá chuyện Biển Đông

Trung Trực | 29/06/2016, 17:39

Trong bài viết “Cuộc đấu nội bộ Trung Quốc về Biển Đông” đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 23.6, nhà nghiên cứu Trương Phong khẳng định có 3 phe ở Trung Quốc “cãi nhau” về ý đồ độc chiếm vùng biển này.

Ông Trương Phong nêu vấn đề chính là cả các nước tranh chấp chủ quyềnlẫn Trung Quốc đều không hiểu được chính xác Bắc Kinh muốn đạt được điều gì ở Bắc Kinh. Chỉ vì trong giới phân tích và hoạch định chính sách Trung Quốc có 3 luồng tư tưởng đấu đá nội bộ, gọi là 3 phe thực dụng, cứng rắn và ôn hòa.

Mặc kệ uy tín của Trung Quốc

Phe thực dụng cho rằng các nguyên tắc cơ bản của chủ trương hiện nay của Trung Quốc về Biển Đông đã đúng, không cần phải chỉnh sửa gì cả. Họ biết bị mất uy tín nhưng xem nhẹ chuyện này vì Bắc Kinh đề cao chuyện hiện diện vật chất ở Biển Đông hơn là hình ảnh Trung Quốc đối với nước ngoài.

Niềm tin của phe này được củng cố bởi sự nhận thức chính trị thô mộc: sức mạnh là yếu tố quyết định trong chính trị quốc tế, chứ không phải các yếu tố phù du như uy tín, hình ảnh hoặc luật pháp quốc tế.

Họcho rằng đây là thời của Trung Quốctrỗi dậy. Dạng tư tưởng thực dụng này đang thống trị trong việc ra chính sách về Biển Đông của Trung Quốc.

Phe thực dụng cho rằng họ đang bảo vệ quyền lợi quốc gia, bằng cách tăng cường sự hiện diện vật chất ở Biển Đông. Nhưng họ lại không chắc chắn nên làm gì với các đảo nhân tạo màTrung Quốc xây trái phép trên Biển Đông.

Bắc Kinh có nên lập thêm các cơ sở quân sự gồm triển khai vũ khí tấn công ở các đảo này, hay chỉ cần trang bị phương tiện phòng vệ hiệu quả? Phe thực dụng muốn phô trương sức mạnh trên Biển Đông, nhưng lại không chắc chắn về việc phô trương bao nhiêu là đủ.

Lãnh đạo Trung Quốc ngán phe cứng rắn

Phe cứng rắn có được câu trả lời đáng báo động cho những thắc mắc mà phe thực dụng không đáp được. Họ không chỉ cho rằng Trung Quốc phải hiện diện trên 7 đảo nhân tạo, gồm đáChữ Thập, đáXubi và đáVành Khăn (trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm trái phép) nhằm tạo “sự đã rồi” với thế giới, mà còn muốn Trung Quốc bành trướng lãnh thổ và tầm với kiểm soát đến Biển Đông.

Sự bành trướng này có thể gồm xây đảo nhân tạo thành các căn cứ quân sự nhỏ, chiếm các thực thể biển hiện do các nước khác kiểm soát, hoặc chuyển bản đồ “đường 9 đoạn” thành một tuyến phân định lãnh thổ, từ đó giành hết Biển Đông về Trung Quốc.

Phe cứng rắn chẳng quan tâm việc thế giới quan ngại, lo lắng, vì họ chỉ muốn giành hết lợi lộc cho Trung Quốc. Phe này chiếm sốđông trong quân đội và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Chuyện mạnh tay ở Biển Đông chắc chắn phục vụ các quyền lợi của họ.

Nhưng phe cứng rắn cũng có trong dân Trung Quốc, một bộ phận lớn chỉ có cái nhìn hời hợt về tình hình Biển Đông. Bộ phận này tỏ ra hung hăng vì cho rằng đấy là thể hiện yêu nước, nhưng họ không nghĩ về các quyền lợi của Trung Quốc.

Dù phe cứng rắn hiện không chiếm ưu thế, nhưng lãnh đạo Trung Quốc không thể dễ phớt lờ họ, vì sợ bùng phát tinh thần yêu nước cuồng nhiệt vốn rất dễ vượt khỏi tầm kiểm soát.

“Hành động tự tiện, chẳng được tích sự gì”

Phe ôn hòa cho rằng đã đến lúc Trung Quốc phải sửa chủ trương để làm rõ các mục tiêu ở Biển Đông. Họ công nhận sự mập mờ hiện nay của Bắc Kinh về yêu sách chủ quyền lãnh thổ đang khiến thế giới quan ngại và không tin Trung Quốc.

Phe này trách Bắc Kinh có “những hành động tự tiện” cho những quyết định chiến lược chủ đạo-như xây đảo nhân tạo-là gây hại cho chính quyền lợi của Trung Quốc. Bằng cách cố hợp thức hóa chuyện xây đảo này, Bắc Kinh chỉ càng khiến quốc tế nghi ngờ, và không có cảm tình với các hành vi của Trung Quốc.

Phe ôn hòa cho rằng Bắc Kinh cần dần làm rõ về “đường 9 đoạn”, chứ giữ thái độ mập mờ cố tình về tấm bản đồ này (xuất bản lần đầu năm 1974) chỉ khiến nó trở thành một gánh nặng lịch sử, một chướng ngại vật không cần thiết cho việc đạt được những nhượng bộ ngoại giao.

Phe này cho rằng “chẳng được tích sự gì” nếuđem “Đường 9 đoạn” ra làm đường phân định lãnh thổ, vì làm thế thì Trung Quốc trở thành đối thủ của tất cả các nước Đông Nam Á và với Mỹ. Họ nhận định: vấn đề lớn nhất của Trung Quốc là Bắc Kinh không có chiến lược rõ ràng và hiệu quả về vấn đề Biển Đông.

Cả 3 phe nhất trí chuyện xây đảo nhân tạo

Học giả Trương Phong nhận xét: phe ôn hòa khác hẳn hai phe thực dụng và cứng rắn. Nhưng cả 3 phe cùng nhất trí chuyện phải xây đảo nhân tạo. Ông đã trao đổi với nhiều học giả, quan chức chính quyền và dân thường Trung Quốc.

Không ainói hoạt động ấy là một sai lầmvà nói không sớm thì muộn Bắc Kinh phải tiến hành việc này. Họ đưa ra các lý do cho việc xây đảo nhân tạo: lập cơ sở chiến lược trên Biển Đông, tạo điều kiện sống tốt cho người Trung Quốc sống ở đó.

Họ cũng cảm nhận rằng từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, Bắc Kinh nên lập một sự hiện diện ở Biển Đông tương xứng với sức mạnh mới, nhất là khi hầu hết các nướctranh chấpđãhiện diện hàng chục năm tại khu vực này.

Học giả Trương Phong viết: thế mạnh mới buộc Trung Quốc phải làm rõ các ý đồ chiến lược của mình. Hiện ngay cả lãnh đạo nước này cũng chưa có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này.

Từ Chủ tịch Tập Cận Bình, Ngoại trưởng Vương Nghị đến các lãnh đạo quân sự như Đô đốc Tôn Kiến Quốc, chỉ nói đi nói lại các điều này: các đảo trên Biển Đông thuộc lãnh thổ Trung Quốc, các hành động của Trung Quốc đều hợp pháp để bảo vệ chủ quyền, Bắc Kinh sẽ không theo đuổi các chính sách bành trướng và hạn chế lập cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo nhằm mục đích phòng thủ.

Nhưng vài quốc gia thuộc ASEAN nhận định các giải thích trên không thuyết phụcvà cảm thấy bị đe dọa từ việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép. Từ đó, các nước này muốn Mỹ kiểm soát thế lực Trung Quốc.

Một số quan chức Mỹ đã nói Trung Quốc tìm cách quân sự hóa Biển Đông, thậm chí Trung Quốc muốn “độc bá” châu Á.

Trong 3 phe nêu trên, chỉ có phe cứng rắn cực đoan mau chóng có câu trả lời. Phần còn lại ở Trung Quốc đang bàn cãi chiến lược của Trung Quốc về Biển Đông nên như thế nào. Điều cho thấy chủ trương về Biển Đông của Bắc Kinh không vững chắc và dễ "bị uốn nắn".

Trung Quốc như “cậu thiếu niên”, cần học trở thành người lớn

Học giả Trương Phong kết luận: cộng đồng quốc tế, nhất là Mỹ và ASEAN,nên tạo các điều kiện dễ dàng để chủ trương của Trung Quốc đi theo hướng hòa giải, hợp tác.

Nhất là cần đề cao tầm quan trọng của phe ôn hòa trong việc lập chính sách, chuyển phe này từmột nhóm quan điểm thiểu số thành một sự đồng thuận đa số. Hậu quả đáng tiếc của việc một số quan chức Mỹ nói “Trung Quốc đòi độc bá” càng xác nhận nhận định của phe cứng rắn rằng Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc, từ đó làm hại vị thế của phe ôn hòa.

Ông Trương Phong cũng nêu rõ rằng Trung Quốc cần làm rõ các chính sách của mình, trấn an các nước láng giềng và Mỹ. Ông kể một nhà ngoại giao lão thành Trung Quốc tâm sự với ông: trình độ ngoại giao Trung Quốc mới chỉ ở cấp “thiếu niên dậy thì”.

Vì lẽ đó, một Trung Quốc đang trỗi dậy, có trách nhiệm với khu vực và toàn cầu, thì cần thiết phải học hỏi nhanh để có thể trở thành “người lớn”.

Về tác giả

Trương Phong học giả thuộc khoa quan hệ đối ngoại của Trường Các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương của đại học quốc gia Úc.Ông là giáo sư trợ giảng tại Viện quốc gia nghiên cứu Đông Nam Á (Trung Quốc) và là tác giả cuốn sách “Trung Quốc độc bá: Chiến lược lớn và các thể chế quốc tế trong lịch sử Đông Á”.

Trung Trực (theo Foreign Policy)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 phe ở Trung Quốc đấu đá chuyện Biển Đông