Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) kết thúc vào ngày 13.11 với một thỏa thuận có nhiều đột phá.

4 vấn đề chính trong thỏa thuận COP26

Cẩm Bình | 14/11/2021, 17:08

Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) kết thúc vào ngày 13.11 với một thỏa thuận có nhiều đột phá.

Không như thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 chẳng đề cập gì đến “than đá”, “dầu mỏ”, khí đốt tự nhiên” hay “nhiên liệu hóa thạch”, thỏa thuận COP26 lần đầu tiên nhắc đến “nhiên liệu hóa thạch” và xác định đây là yếu tố chính gây nên tình trạng nóng lên toàn cầu.

Thỏa thuận COP26 kêu gọi chấm dứt trợ cấp nhiên liệu hóa thạch và giảm dần điện than – một nội dung mang tính lịch sử, tạo nên tiền lệ.

Một số quốc gia vẫn tỏ ý thất vọng vì dự thảo ban đầu đề nghị “loại bỏ” chứ không phải chỉ “giảm dần” điện than, nhưng sức ép từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Ả Rập Saudi khiến thỏa thuận bản cuối cùng giảm nhẹ giọng điệu.

2021-11-13t211053z_629145474_rc2wtq94ojp1_rtrmadp_3_climate-un.jpg
COP26 kết thúc sau 14 ngày đàm phán - Ảnh: Reuters

Về vấn đề giúp đỡ giảm thiểu thiệt hại và giúp đỡ thích ứng biến đổi khí hậu, đề nghị thành lập cơ sở chuyên trách mà các nước nghèo và nước dễ bị tổn thương đưa ra gặp phải cản trở lớn từ Mỹ. Washington lo ngại một cơ sở như vậy buộc họ cùng nhiều nước giàu khác phải đóng góp hàng nghìn tỷ USD. Vì vậy thỏa thuận COP26 chỉ tuyên bố thành lập cơ chế đối thoại thường niên (kéo dài đến năm 2024) để thảo luận về việc cung cấp tài chính.

Thái độ hối thúc của thỏa thuận COP26 cũng mạnh mẽ hơn thỏa thuận Paris 2015. Theo thỏa thuận Paris 2015, các nước tham gia đồng ý cập nhật kế hoạch cắt giảm khí thải 5 năm một lần, nhưng không ít quốc gia đến năm nay mới đệ trình.

Trong bối cảnh giới khoa học cảnh báo thế giới chỉ còn 1 thập kỷ để cắt giảm đáng kể carbon, thỏa thuận COP26 yêu cầu các bên xem xét và củng cố loạt mục tiêu năm 2030, sao cho phù hợp với mục tiêu kiểm soát nhiệt độ toàn cầu vào cuối năm 2022 mà thỏa thuận Paris 2015 đề ra.

Theo thuật ngữ của Liên hợp quốc, “yêu cầu” gần như tương đương với “phải làm”.

Một trong những vấn đề tranh luận gay gắt nữa tại COP26 là Điều 6 thỏa thuận Paris 2015 về thương mại carbon (trao đổi tín dụng giảm carbon xuyên biên giới) – vấn đề nan giải suốt nhiều năm. Nếu thiết lập quy định không tốt, các nước có thể trao đổi tín dụng giảm carbon hòng che đậy thất bại trong cắt giảm phát thải tại nguồn.

Laurence Tubiana - quan chức đại diện Pháp đàm phán và soạn thảo thỏa thuận Paris 2015 - nhận xét thỏa thuận COP26 giúp lấp một số lỗ hổng nghiêm trọng, nhưng chưa đủ sức ngăn chặn doanh nghiệp hay quốc gia có ý xấu đánh lừa hệ thống giám sát. Bà cũng tỏ ý tiếc nuối vì nội dung dùng một khoản thuế đánh vào thương mại carbon giúp nước nghèo thích ứng biến đổi khí hậu bị bỏ đi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
4 vấn đề chính trong thỏa thuận COP26