Theo dự báo từ tổ chức Global Carbon Budget, lượng phát thải nhiên liệu hóa thạch toàn cầu đang trên đà tăng 1,1% vào năm 2023 so với 2022, mức cao kỷ lục chủ yếu do Trung Quốc và Ấn Độ thúc đẩy.
Một thiết bị nổi trông giống như cột sống được phát triển bởi một công ty khởi nghiệp sẽ giúp khai thác năng lượng của sóng biển và chuyển nó thành điện năng.
Báo cáo mới của Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) chỉ ra rằng trong hai tháng cuộc chiến tại Ukraine diễn ra, Nga vẫn thu về 66 tỉ USD từ bán nhiên liệu hóa thạch.
Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã làm rung chuyển giá niken trên thị trường toàn cầu khi kim loại này trở nên quan trọng như một thành phần trong sản xuất pin ô tô điện. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng giá niken tăng cao có thể làm chậm quá trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hoá thạch.
Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) kết thúc vào ngày 13.11 với một thỏa thuận có nhiều đột phá.
Các nước Đông Nam Á đã bắt đầu rời bỏ dầu mỏ, than đá và các loại tài nguyên gây ô nhiễm khác, đi theo xu thế giảm thải carbon đang được thúc đẩy trên toàn cầu.
Đánh giá thiệt hại toàn cầu mà ô nhiễm không khí gây ra do đốt nhiên liệu hóa thạch, Greenpeace nêu ra các con số khoảng 2,9 nghìn tỉ đô la thiệt hại kinh tế mỗi năm (tương đương 8 tỉ đô la mỗi ngày), bằng khoảng 3,3% GDP toàn thế giới và khoảng 4,5 triệu ca tử vong thêm mỗi năm (12 nghìn mỗi ngày).
Gã khổng lồ tài chính Mỹ - Goldman Sachs có kế hoạch chi 750 tỉ đôla để bảo đảm phát triển bền vững trong 10 năm tới khi tuyên bố sẽ ngừng đầu tư vào thăm dò và sản xuất dầu ở Bắc Cực, cũng như khai thác than và xây dựng các nhà máy nhiệt điện than.
Nhờ sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là trong sản xuất tuabin, năng lượng gió đang cạnh tranh gần như ngang ngửa với nhiên liệu hóa thạch và thu hút mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới.
Trong kế hoạch đầy tham vọng của chính phủ Đan Mạch không dùng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện nữa, vai trò quyết định thuộc về công ty Thụy Điển Vattenfall. Đây là công ty đã giành được quyền xây dựng nhà máy điện gió lớn nhất ở Bắc Âu, với công suất 600 MW điện ở biển Baltic.
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Liverpool, Hoa Kỳ, đã phát triển loại polime hút CO2, một sản phẩm phụ của qui trình chu kỳ kết hợp khí hóa tích hợp (IGCC) chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch thành hydro, để sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau.