Trong dịp lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2015), các ngày lễ lớn 1.5, 7.5.2015 và 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2015) Cục Điện ảnh phối hợp với một số công ty sản xuất phim tổ chức đợt chiếu phim lịch sử từ ngày 20.4 đến 20.5.

5 bộ phim lịch sử được chiếu mừng lễ lớn

Một Thế Giới | 11/04/2015, 15:00

Trong dịp lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2015), các ngày lễ lớn 1.5, 7.5.2015 và 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2015) Cục Điện ảnh phối hợp với một số công ty sản xuất phim tổ chức đợt chiếu phim lịch sử từ ngày 20.4 đến 20.5.

5 bộ phim lịch sử được chọn để trình chiếu trong dịp lễ này gồm: Đường xuyên rừng do công ty TNHH MTV Phim Giải Phóng sản xuất, Những đứa con của làng do Công ty TNHH MTV Nam Phương (Hồng Ngát phim) sản xuất, Nhìn ra biển cả do Hãng phim Hội Điện ảnh sản xuất, Tiếng khèn do Trung tâm sản xuất phim Dân tộc, Miền núi và Biển đảo sản xuất, Đỉnh cao chiến thắng (4 tập) do Công ty TNHH Hãng phim truyền hình Bản sắc Việt sản xuất.
Đây là những bộ phim tái hiện những khoảnh khắc lịch sử của đất nước, ca ngợi quá trình đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam:
Phim Những đứa con của làng
Những đứa con của làng là bộ phim Việt Nam từng tranh giải chính thức ở LHP Quốc tế Hà Nội lần ba gây chú ý với sự góp mặt của NSƯT Trung Anh và diễn viên Trần Bảo Sơn. Nói về đề tài hậu chiến. Cốt truyện bắt đầu từ năm 1965 ở một ngôi làng miền Trung trong bom đạn chiến tranh khốc liệt. Một hôm xã trưởng bất ngờ dẫn lính ngụy về đánh sập cầu rồi giết hơn nửa làng trên một khúc sông. Ông Thập (NSƯT Trung Anh) là chỉ huy du kích bị thương nặng giữa dòng sông đầy máu của trận thảm sát đó.
5 bo phim lich su duoc trinh chieu mung le lon-hinh-anh-1

20 năm sau, đất nước đã thanh bình. Ông Thập, bây giờ là trưởng làng, chưa bao giờ quên trận thảm sát cũ, càng không cho dân làng quên nó. Mặc dù xã trưởng chết đã lâu, ông vẫn không tha thứ. Ông bắt dân quật mộ hắn vào ngày giỗ làng. Huyện xây cho làng một cái cầu xi măng nhưng bị dang dở do thiếu kinh phí. Đông (Trần Bảo Sơn) - con trai xã trưởng - ở xa về xin xây nốt cây cầu cho làng để được bốc mộ cha và gặp trở ngại lớn.
Phim Nhìn ra biển cả
Nhìn ra biển cả là một bộ phim nói về Bác Hồ, xoay quanh quãng thời gian từ 1908 đến 1910, khi đó, Nguyễn Tất Thành mới ở độ tuổi mười tám, đôi mươi. Từ một học sinh trường Quốc học Huế, do tình nguyện làm thông ngôn cho bà con nông dân, tiểu thương trong một cuộc biểu tình chống sưu cao thuế nặng của thực dân Pháp và chính quyền phong kiến mà Nguyễn Tất Thành đã bị buộc phải thôi học...
Nguyễn Tất Thành rời Huế và đi khắp dải miền Nam Trung bộ, sống cùng người dân và chứng kiến cuộc sống lầm than của nhân dân dưới ách đô hộ của Thực dân Pháp... Sau đó, anh vào Phan Thiết dạy học ở trường Dục Thanh. Bộ phim Nhìn ra biển cả có những trường đoạn khắc họa cuộc sống của thầy trò trường Dục Thanh, khắc họa những mối quan hệ giữa Nguyễn Tất Thành với các cộng sự, với các nhà chí sĩ, với những người thân trong gia đình và đặc biệt là với các học trò thân thiết của mình...
5 bo phim lich su duoc trinh chieu mung le lon-hinh-anh-2

Các nhà làm phim đã cố ý nhấn mạnh những mối quan hệ và cuộc sống của thầy giáo Nguyễn Tất Thành trong thời gian dạy học ở trường Dục Thanh làm tiền đề cho quyết định "ra đi tìm đường cứu nước" của Bác Hồ sau này...
Bộ phim đã thể hiện sự cố gắng của đoàn làm phim và xét về khía cạnh minh họa lịch sử, đây là một thành công của nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, đạo diễn Vũ Châu và đoàn phim...
Phim Tiếng khèn
Tiếng khèn của Trung tâm sản xuất phim dân tộc, miền núi và biển đảo, được Bộ VHTTDL đặt hàng sản xuất để phục vụ đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa, đợt 2, năm 2013 với độ dài 90 – 100 phút.
5 bo phim lich su duoc trinh chieu mung le lon-hinh-anh-3
 
Tiếng khèn hay còn gọi tiếng lòng để trao gửi yêu thương, ngoài việc thể hiện tình yêu, chiếc khèn còn là một thứ văn hóa vật thể được gìn giữ bền vững qua nhiều đời cùng với những giá trị văn hóa độc đáo, đặc thù của người H"Mông. Nó bao hàm ẩn chứa dấu tích lịch sử quan trọng. Sự ra đời của nó có thể đánh dấu một mốc thời gian của người miền núi đang tiến đến một xã hội văn minh hơn, có ý thức và nhân văn hơn.
4 tập phim tài liệu Đỉnh cao chiến thắng
Bộ phim tái hiện cô đọng và sinh động bản anh hùng ca bất hủ của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại bằng đường không của đế quốc Mỹ. Đứng trước cuộc chiến tranh không quân hiện đại, quy mô lớn của Mỹ, quân dân các tỉnh phía Bắc vĩ tuyến 17 đã viết nên những trang sử huyền thoại với tinh thần và ý chí phi thường của một thế hệ vàng trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Trailer phim tài liệu Đỉnh cao chiến thắng.
Oanh Thủy (T.H)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Doanh nghiệp ‘chết yểu’ ngày càng nhiều nhưng ngân hàng vẫn sinh lời cao từ cho vay
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng doanh nghiệp "chết yểu" gia tăng, tín dụng ảm đạm đang tạo thách thức lớn đối với đà phục hồi tăng trưởng 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 bộ phim lịch sử được chiếu mừng lễ lớn