Theo báo cáo công bố ngày 19.12 của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF), toàn thế giới trong năm 2017 có ít nhất 65 người làm trong ngành truyền thông thiệt mạng trong quá trình tác nghiệp.

50 nhà báo thiệt mạng khi tác nghiệp trong năm 2017

Cẩm Bình | 20/12/2017, 17:51

Theo báo cáo công bố ngày 19.12 của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF), toàn thế giới trong năm 2017 có ít nhất 65 người làm trong ngành truyền thông thiệt mạng trong quá trình tác nghiệp.

Trong số này, có 50 người là nhà báo chuyên nghiệp, 7 người là nhà báo công dân và 8 người còn lại làm việc trong các lĩnh vực truyền thông khác.

Các quốc gia nguy hiểm nhất với giới nhà báo là Syria (12 người thiệt mạng), Mexico (11 người), Afghanistan (9 người), Iraq (8 người) và Philippines (4 người).

Đặc biệt, đây là năm thứ 6 liên tiếp Syria đứng đầu trong bảng xếp hạng các quốc gia nguy hiểm nhất với nhà báo. Điều này được cho là do cuộc xung đột kéo dài 6 năm tại đất nước này.

Tờ Al Jazeera dẫn lời Zouhir Al Shimale, một nhà báo công dân ở thành phố Aleppo (Syria) chia sẻ: “Thách thức lớn nhất của tôi chính là phải ở tại thực địa nơi các cuộc tấn công có thể nổ ra bất cứ lúc nào và cố gắng thu thập được nhiều thông tin nhất có thể”.

Syria 6 năm liên tiếp đứng đầu trong bảng xếp hạng các quốc gia nguy hiểm nhất với nhà báo - Ảnh: Daily Times

Báo cáo cũng cho biết rằng 35/65 người đã thiệt mạng tại những vùng đang xảy ra xung đột vũ trang, 30 người còn lại thiệt mạng ngoài những khu vực này.

Ngoài ra, có 39 người bị trở thành mục tiêu sát hạt vì công việc của mình như đưa tin về tham nhũng chính trị, kinh tế hay về tội phạm có tổ chức, vì vậy họ bị giết để diệt khẩu, theo báo cáo.

26 người còn lại bị chết trong lúc tác nghiệp ngoài thực địa vì các vụ nã pháo hay tấn công bằng bom. Báo cáo còn cho thấy có đến 10 nhà báo nữ bị giết hại, gấp đôi năm 2016.

Vụ bà Gauri Lankesh, nữ nhà báo chuyên viết bài chỉ trích các chính sách của những nhà Ấn Độ giáo mang chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bị bắn chết vào tháng 9.2017 được nhắc đến trong báo cáo của RSF - Ảnh: IB Times

Theo bà Katja Gloger, thành viên ban quản trị của RSF: “Tình trạng có quá nhiều nhà báo bị giết ở những khu vực ngoài vùng chiến tranh là đáng báo động. Ở nhiều quốc gia, những kẻ phạm tội cho rằng chúng sẽ không bị trừng trị khi tấn công những nhà báo”.

Báo cáo chỉ ra rằng trong 15 năm qua, số nhà báo chuyên nghiệp bị thiệt mạng trên toàn thế giới là 1.035 người. Tuy nhiên, số người thiệt mạng năm 2017 đã ít hơn 2016 (79 người), là số năm có số nhà báo chuyên nghiệp bị chết ít nhất trong 14 năm qua.

Cũng theo báo cáo, hiện có hơn 300 người làm trong ngành truyền thông bị bắt giam, trong đó một nửa trong số này là ở các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran, Trung Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang giam giữ đến 42 nhà báo.

Cẩm Bình (theo US News& World Report, Al Jazeera)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
26 phút trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
50 nhà báo thiệt mạng khi tác nghiệp trong năm 2017