Trong chiều 21.12, nếu 15 thành viên của Ủy ban trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an LHQ phản đối, 10 tàu trên sẽ bị đưa vào danh sách trừng phạt. Các quốc gia sẽ không cho phép các tàu này cập cảng nước mình.

Mỹ muốn trừng phạt tàu làm ăn với Triều Tiên

Cẩm Bình | 20/12/2017, 15:30

Trong chiều 21.12, nếu 15 thành viên của Ủy ban trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an LHQ phản đối, 10 tàu trên sẽ bị đưa vào danh sách trừng phạt. Các quốc gia sẽ không cho phép các tàu này cập cảng nước mình.

Trang tin Reuters đưa tin Mỹ đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đưa thêm 10 tàu có quan hệ làm ăn với CHDCND Triều Tiên vào danh sách trừng phạt. Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết ông dự định cắt giảm các cuộc tập trận với Mỹ để giảm căng thẳng trước thềm Olympic mùa đông Pyeongchang 2018.

Theo các tài liệu Reuters có được vào ngày 19.12, các tàu mà Washington yêu cầu trừng phạt có hành vi giao dịch trực tiếp sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ với tàu Bình Nhưỡng hoặc vận chuyển than đá của nước này, vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

Danh sách 10 tàu bao gồm: Xin Sheng Hai (không rõ treo cờ nước nào), Lighthouse Winmore treo cờ Hồng Kông, Yu Yuan treo cờ Togo, Glory Hope 1, Kai Xiang và Billions 18 đều treo cờ Panama, Ul Ji Bong 6, Rung Ra 2, Rye Song Gang 1 và Sam Jong 2 treo cờ Triều Tiên.

Trong chiều 21.12, nếu 15 thành viên của Ủy ban trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an LHQ phản đối, 10 tàu trên sẽ bị đưa vào danh sách trừng phạt. Các quốc gia sẽ không cho phép các tàu này cập cảng nước mình.

Hiện Triều Tiên đang bị LHQ áp dụng nhiều lệnh trừng phạt về thương mại, trong đó cấm các quốc gia khác xuất khẩu các mặt hàng như than đá, hàng dệt, thủy sản, sắt và khoáng sản khác. Vào tháng 9, Hội đồng Bảo an LHQđã ra mức trần sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ được xuất khẩu sang Bình Nhưỡng là 2 triệu thùng/năm.

Ngoài đề nghị trừng phạt mới trên, Canada và Mỹ ngày 19.12 tuyên bố hai nước sẽ cùng tổ chức một cuộc họp ngoại trưởng tại Vancouver vào ngày 16.1 tới, nhằm cho Triều Tiên thấy toàn thế giới đoàn kết chống lại những vụ thử hạt nhân và tên lửa của nước này.

Sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết: “Điều quan trọng là phải cho Triều Tiên biết rằng chiến dịch gây sức ép này sẽ không giảm. Chúng tôi sẽ không dừng chiến dịch này, nó chỉ được tăng lên theo thời gian cho đến khi họ đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân và cho phép chúng tôi xác minh những gì họ đã làm”.

Còn theo Ngoại trưởng Freeland: “Tôi tin rằng chiến lược toàn thế giới gây sức ép sẽ thành công, và kết quả của nó sẽ là một cam kết ngoại giao”.

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố ông sẵn sàng giảm căng thẳng trước thềm Olympic mùa đông Pyeongchang 2018 diễn ra từ ngày 9 - 25.2.2018 tại tỉnh Gangwon (Hàn Quốc) sắp tới, bằng cách giảm bớt các cuộc tập trận chung với Mỹ.

“Hàn Quốc và Mỹ có thể xem xét các cuộc tập trận. Tôi đã đưa ra đề nghị này với phía Mỹ và họ đang xem xét. Tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào cách cư xử của Triều Tiên”, Tổng thống Moon cho biết.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố ông sẵn sàng giảm tập trận chung với Mỹ trước thềm Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018 - Ảnh: The Hankyoreh

Tư lệnh Dave Benham, người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (Mỹ)hiện từ chối bình luận về kế hoạch tập trận chung Mỹ - Hàn sắp tới.

Trước đó, Hàn Quốc cùng Nhật Bản đã cùng lên tiếng kêu gọi Trung Quốc gây áp lực nhiều hơn với Triều Tiên.

Phát biểu sau khi gặp Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha vào sáng 19.12, Ngoại trưởng Nhật Taro Kono cho biết Trung Quốc đã thực hiện các lệnh trừng phạt mà Hội đồng Bảo an LHQ đã ban hành, nhưng nước này có thể làm nhiều hơn như vậy.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Một cơ sở thẩm mỹ bị đóng cửa đã cố tình thay tên để tiếp tục hoạt động trái phép
Sau khi bị xử phạt, đóng cửa 18 tháng, một cơ sở thẩm mỹ tại địa chỉ 57 Ba Tháng Hai, phường 11, quận 10, TP.HCM đã thay tên công ty và mở phòng khám chuyên khoa da liễu mang tên “An Nhi” nhằm né việc chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan chức năng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ muốn trừng phạt tàu làm ăn với Triều Tiên