Một phân tích dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) cho thấy khoảng 60% dân số Mỹ có thể bước vào mùa đông với việc giảm khả năng bảo vệ chống lại COVID-19.

60% dân số Mỹ bị giảm khả năng bảo vệ trước COVID-19, gồm cả người đã tiêm vắc xin đầy đủ

Sơn Vân | 21/11/2021, 20:05

Một phân tích dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) cho thấy khoảng 60% dân số Mỹ có thể bước vào mùa đông với việc giảm khả năng bảo vệ chống lại COVID-19.

Trang NBC News đã thực hiện phân tích khi sử dụng dữ liệu CDC tính đến ngày 17.11.

NBC News cho thấy rằng mũi vắc xin tăng cường đã được khuyến nghị cho 97.875.391 người. Con số này bao gồm những người ở Mỹ đã nhận 2 mũi vắc xin Pfizer hay Moderna hơn 6 tháng trước và một mũi Johnson & Johnson hơn 2 tháng trước.

Những người này đang nằm trong ranh giới có nguy cơ bị giảm hiệu quả vắc xin COVID-19.

Con số này cũng bao gồm những người chỉ được tiêm một mũi vắc xin Pfizer hay Moderna.

Chỉ 40% người Mỹ ở mức miễn dịch mạnh nhất với COVID-19, ngay cả khi các quan chức y tế cảnh báo rằng khả năng miễn dịch suy giảm ở những người được tiêm vắc xin đang dẫn đến gia tăng số ca nhập viện.

Trong khi khoảng 6/10 người Mỹ được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ, hơn một nửa đã chích mũi cuối cùng cách đây hơn 6 tháng, ngưỡng khuyến nghị hiện tại với những người chích mũi Moderna hoặc Pfizer tăng cường. Khi kết hợp với khoảng 100 triệu người Mỹ chưa tiêm vắc xin, khoảng 60% dân số đang bước vào những tháng mùa đông với khả năng bảo vệ chống lại COVID-19 giảm.

Chuyên gia y tế cho rằng, những người tiêm vắc xin COVID-19 vào đầu năm nay có khả năng miễn dịch suy giảm.

Hôm 19.11, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt khẩn cấp mũi vắc xin tăng cường của Pfizer - BioNTech và Moderna cho tất cả người lớn từ 18 tuổi trở lên.

Những người Mỹ trên 65 tuổi hoặc thuộc nhóm có nguy cơ cao hơn đã đủ điều kiện để nhận mũi vắc xin tăng cường trước đó.

60-dan-so-my-bi-giam-kha-nang-bao-ve-truoc-covid-19-1.jpg
Một phụ nữ nhận vắc xin COVID-19 của Pfizer ở New York, Mỹ

Phân tích của NBC News được đưa ra sau cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Anthony Fauci. Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ tuyên bố: "Những gì chúng ta bắt đầu thấy bây giờ là sự gia tăng số ca nhập viện ở những người đã tiêm vắc xin COVID-19 nhưng không được nhận mũi tăng cường".

Các báo cáo tương tự đến từ cuộc họp giao ban COVID-19 của Nhà Trắng hôm 17.11. Tiến sĩ Rochelle Walensky - Giám đốc CDC cho biết những người cao tuổi và cư dân của các cơ sở chăm sóc dài hạn là đối tượng đầu tiên được tiêm vắc xin COVID-19 vào 1.2020.

Nguy cơ cao nhất vẫn là ở những người không được tiêm vắc xin. Họ có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn 11 lần so với những ai được tiêm vắc xin đầy đủ.

Tiến sĩ Rochelle Walensky nói các bệnh viện Mỹ đang trải qua "sự gia tăng các lượt khám cấp cứu ở người lớn từ 65 tuổi trở lên, hiện lại cao hơn so với các nhóm tuổi trẻ hơn".

Trong cuộc họp giao ban, Tiến sĩ Rochelle Walensky cùng Anthony Fauci đều nhấn mạnh rằng mũi vắc xin tăng cường đang hoạt động và thúc dục bất kỳ ai đủ điều kiện đi tiêm trước kỳ nghỉ lễ bận rộn.

Dữ liệu của CDC cho biết gần 10% dân số Mỹ đã được tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường.

Nên tiêm mũi vắc xin tăng cường loại nào?

Việc cho phép tiêm trộn vắc xin vẫn được áp dụng. Những người đã nhận hai mũi vắc xin Pfizer có thể tiêm liều thứ ba cùng loại hoặc chọn mũi tăng cường Johnson & Johnson, Moderna (bằng một nửa liều thông thường, 50 microgram thay vì 100 microgram). Điều tương tự nếu bạn đã tiêm 2 mũi vắc xin Moderna hoặc 1 mũi Johnson & Johnson.

Ngoài ra, những người tiêm vắc xin chưa được cấp phép ở Mỹ, ví dụ AstraZeneca, có thể nhận mũi tăng cường của vắc xin Pfizer tại quốc gia này.

Các nghiên cứu cho thấy bất kỳ vắc xin nào trong số ba loại được sử dụng làm mũi tăng cường ở Mỹ đều tăng khả năng miễn dịch của con người trở lại mức được cung cấp sau liều thứ hai. Với vắc xin Johnson & Johnson, mũi tăng cường làm khả năng miễn dịch mạnh hơn so với sau liều đầu tiên.

Trong thử nghiệm lâm sàng do Viện Y tế Quốc gia Mỹ thực hiện, tiêm mũi tăng cường Moderna luôn tăng kháng thể trung hòa lên mức cao nhất bất kể bạn nhận loại vắc xin nào ban đầu. Xem chi tiết tại đây.

Dữ liệu được trình bày với các cố vấn vắc xin của CDC hôm 19.11 cho thấy các mũi vắc xin tăng cường của Moderna hoặc Pfizer đều an toàn, không gây ra tác dụng phụ đáng lo ngại và cải thiện đáp ứng miễn dịch của mọi người bất kể tuổi tác.

Mũi vắc xin tăng cường của Moderna gây ra nhiều phản ứng tức thì hơn, như đau cánh tay, mệt mỏi và đau đầu. Mũi vắc xin tăng cường của Moderna dù liều lượng chỉ còn một nửa (50 microgram) nhưng vẫn nhiều hơn mũi Pfizer (30 microgam) và các bác sĩ nói đây có thể nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt. Thế nhưng không có báo cáo liên quan đến an toàn từ cả hai, theo các chuyên gia an toàn vắc xin CDC.

Bài liên quan
Nhà dịch tễ hàng đầu Mỹ: Tiêm mũi vắc xin tăng cường cho mọi người để COVID-19 thành bệnh đặc hữu
Ngày 16.11, Tiến Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ cho biết đại dịch COVID-19 có thể được giảm xuống thành một bệnh đặc hiệu vào năm tới nếu nước này tăng tỷ lệ tiêm vắc xin.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
60% dân số Mỹ bị giảm khả năng bảo vệ trước COVID-19, gồm cả người đã tiêm vắc xin đầy đủ