Bạn không tìm hiểu các kỹ năng quản lý tài chính tốt trong trường học không có nghĩa là bạn không thể học chúng ngay bây giờ. Thay vì chờ vào sự hướng dẫn của người khác thì bạn nên tự mình bắt đầu.

7 bước đơn giản để nâng cao kỹ năng quản lý tài chính

Một Thế Giới | 12/09/2015, 05:43

Bạn không tìm hiểu các kỹ năng quản lý tài chính tốt trong trường học không có nghĩa là bạn không thể học chúng ngay bây giờ. Thay vì chờ vào sự hướng dẫn của người khác thì bạn nên tự mình bắt đầu.

Một kỹ năng sống mà chúng ta không bao giờ được dạy trong trường học là làm thế nào để quản lý tiền bạc. Thế nhưng, chúng ta có thể học từ cha mẹ, từ bạn bè cách quản lý tiền bạc, cách tiêu tiền, cách tiết kiệm, cách đầu tư…Tuy nhiên, đừng nên chờ vào sự hướng dẫn của người khác, thay vào đó bạn nên tự mình bắt đầu.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn có thể làm theo để quản lý tiền bạc được tốt hơn, theo trang tài chính Life hack.
Thiết lập một ngân sách
Bạn có biết tiền của bạn đã đi vào đâu? Bạn có biết bao nhiêu tiền bạn chi tiêu vào những thứ như đi ăn, xem một bộ phim, hay mua quần áo?  Hầu hết mọi người đều không để ý đến.
Nếu vậy, bạn nên thiết lập một ngân sách và viết ra số tiền bạn đã chi tiêu trong mỗi trường hợp cụ thể. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn vào ngân sách và nhận ra bạn đã "lãng phí" những điều bạn không hề biết.
Là một người tiêu dùng có ý thức
Khi bạn đi đến một cửa hàng tạp hóa, bạn có một danh sách các thứ cần mua hay không? Bạn có nhìn vào giá cả? Bạn có sử dụng phiếu giảm giá? Có rất nhiều nguồn tài nguyên trực tuyến và các ứng dụng có thể giúp bạn tập trung hơn vào những gì bạn đang thực sự chi tiêu.
Bạn nên nhận biết rằng từng đồng tiền mà bạn chi tiêu đều rất quan trọng. Bạn chỉ phải mất một chút công sức để tìm kiếm các phiếu giảm giá, lập danh sách, kiểm tra giá tại các cửa hàng nơi bạn mua sắm, những điều này sẽ có giá trị trong thời gian dài.
Cân bằng sổ sách của bạn
Hầu hết mọi người chỉ quan tâm vào số dư ngân hàng trực tuyến, còn các khoản chi tiêu hằng ngày lại ít được để ý. Nhưng nếu bạn là người có trách nhiệm quản lý tài chính thì bạn nên ghi lại tất cả mọi thứ, vì như thế bạn sẽ không phải chi tiêu quá đà hoặc chi quá tài khoản.
Có một kế hoạch và tầm nhìn
Để thực hiện bất cứ điều gì, bạn phải có một kế hoạch, phải không? Nếu bạn muốn đi một chuyến du lịch xa nhưng lại không tính toán được tuyến đường đi, bạn sẽ không bao giờ đạt điều bạn muốn. Thay vào đó, bạn cũng có thể lái xe đi vu vơ không mục đích.
Ẩn dụ đó là tượng trưng cho khá nhiều những gì xảy ra với bạn khi không có một kế hoạch tài chính. Bạn thường tự hỏi mình, " tiền ở đâu mà đi?". Nhưng nếu bạn có một kế hoạch, bạn sẽ biết chính xác nơi bạn cần đi và bạn cần bao nhiêu tiền cho chuyến đi đó. Lúc đó chắc chắn bạn sẽ có một kế hoạch dài hơi cho chuyến đi.
Suy nghĩ như một nhà đầu tư
Hệ thống giáo dục trong các trường học sẽ không dạy chúng ta điều gì về cách xử lý tiền bạc, đặc biệt là khi nói đến làm thế nào để phát triển nó. Nhưng bạn hãy nghĩ về nó.
Bạn nghĩ rằng người giàu nhất thế giới chỉ cần tiết kiệm 500 USD một tháng và để nó ở góc tủ? Tất nhiên là không. Những người giàu thường học được cách để biến 500 USD trong một tháng thành 1.000 USD. Sau đó là 10.000 USD, rồi 100.000 USD. Và cứ như vậy, số tiền sẽ tăng dần lên.
Bạn không thể mong đợi có một tương lai tài chính vững chắc, nếu bạn không suy nghĩ về làm thế nào để tăng số tiền bạn đang có. Vì vậy, nếu bạn bắt đầu suy nghĩ như một nhà đầu tư, bạn sẽ thấy “trứng trong tổ ngày càng nở to ra”.
Chia sẻ cùng với người đồng hành
Nếu bạn đã kết hôn hoặc đang trong một mối quan hệ tình cảm thì bạn cần chia sẻ các vấn đề về tiền bạc với người đồng hành cùng bạn. Trong một mối quan hệ, xung đột lớn nhất trong mối quan hệ là tiền! Thông thường, một người sẽ là người tiết kiệm và người kia sẽ là một người tiêu tiền. Vì vậy, điều quan trọng là cả bạn và người đồng hành của bạn phải có được một mục tiêu tài chính chung nhất.
Bạn và người đồng hành của bạn nên ngồi lại với nhau và bàn lại ngân sách chung. Có thể gặp gỡ với một cố vấn tài chính, tìm hiểu làm thế nào để đầu tư tiền một cách khôn ngoan. Nhưng nếu không có gì khác, bạn cần phải chắc chắn rằng hai bạn có cùng mục tiêu và tầm nhìn. Và hai người thực sự gắn bó với nó.
Cam kết tiết kiệm tiền bạc
Nói về gắn bó với một cái gì đó, cam kết là tất cả mọi thứ. Bạn không thể làm bất cứ điều gì nửa chặng đường. Bạn có thể không phải là "đôi khi" làm một cái gì đó và "đôi khi không”. Nó giống như là việc bị mất trọng lượng.
Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng ăn ít đi và tập luyện nhiều hơn, bạn có thể mất một số cân nặng. Ví dụ như vậy để giải thích lý do tại sao bạn cần phải cam kết để tiết kiệm tiền và xây dựng tương lai.
Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
7 bước đơn giản để nâng cao kỹ năng quản lý tài chính