Tờ The Guardian (Anh) đã thực hiện một cuộc khảo sát với sự tham gia của 2.000 người. Phần lớn trong số đó thừa nhận đã giả vờ đọc qua những tiểu thuyết kinh điển nhằm giúp bản thân trông có vẻ thông minh hơn và một nửa cho biết họ thậm chí còn chưa đọc hết số sách trên kệ nhà mình. Chắc chắn xung quanh bạn có không ít những cá nhân như vậy, chỉ là bạn đã kịp nhận ra hay không thôi.

10 cuốn sách kinh điển bạn luôn... giả vờ đã đọc qua

Chí Thiện | 03/07/2016, 06:20

Tờ The Guardian (Anh) đã thực hiện một cuộc khảo sát với sự tham gia của 2.000 người. Phần lớn trong số đó thừa nhận đã giả vờ đọc qua những tiểu thuyết kinh điển nhằm giúp bản thân trông có vẻ thông minh hơn và một nửa cho biết họ thậm chí còn chưa đọc hết số sách trên kệ nhà mình. Chắc chắn xung quanh bạn có không ít những cá nhân như vậy, chỉ là bạn đã kịp nhận ra hay không thôi.

Hầu hết cáccuốn sách bị nói dối thuộc nhữngthể loạinhư phim chuyển thể, đang được bàn tán rộng rãi và được dạy trong trường học. Dưới đây là danh sách 10 cuốn sách có lượngbình chọn cao nhất:

10. Jane Eyre của Charlotte Bronte (5% phiếu bầu)

Được xuất bản vào năm 1847 dưới bút danh Currer Bell, Jane Eyre là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng sâu sắc nhấtđến nền văn học Anh hiện đại. Cuốn tiểu thuyết xoay quanh những chủ đề như tình yêu, tôn giáo và giai cấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng thẩm thấu được giọng văn từ thế kỷ 19 của Charlotte Brontelẫn số trang khá "khủng".

9. Pride and Prejudice (Kiêu hãnh & Định kiến) củaJane Austen (8% phiếu bầu)

Pride and Prejudice ra đời thậm chí còn sớm hơn Jane Eyre, vào năm 1813 (sau gần 20 năm hoàn thiện). Vai trò của cuốn tiểu thuyết này trong nền văn học Anhcũng không kém phần quan trọng. Giá trị của nó vẫn còn sống mãi đến ngày nay. Bên cạnh "sự kiêu hãnh" và "định kiến" của các nhân vật, Pride and Prejudice còn là mộthành trình đầy oan tráitìm về bản ngã và ý thức củabản thânthông qua những mối quan hệ và điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày. Gần đây, cuốn tiểu thuyết này đã được chuyển thể thành phim điện ảnh do nữ diễn viên Keira Knightley thủ vai chính.

8. Crime and Punishment (Tội ác và hình phạt) của Fyodor Dostoevsky (8% phiếu bầu)

Cùng với The Brothers Kamazarov (Anh em nhà Kamazarov), Crime and Punishment là 2 tác phẩmnổi tiếng nhấtcủa nhà văn người Nga Fyodor Dostoevsky. Tạp chí Time uy tín từng bình chọn Crime and Punishment là một trong những cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất mọi thời đại. Bằng khả năng khắc họa nhân vật xuất sắc, tác giả đã dựng nên một bức tranh ảm đạm về số phận đầyđau khổ và bế tắc của những người sống dưới đáy xã hội Nga vào thế kỷ 19, đặc biệt là giới trẻ với nhiều tham vọng và hoài bão. Cuốn tiểu thuyết này đã được chuyển ngữsang tiếng Việt 2 lần. Lần gần nhấtlàvàonăm 1983 qua bản dịch của Cao Xuân Hạo do NXB Văn học phát hành.

7. To Kill A Mocking Bird (Giết con chim nhại) - HarperLee (10% phiếu bầu)

Hiếmcó nhà văn nào trong lịch sửchỉ viết mỗi một cuốn tiểu thuyết trong đời mà lại có thể nhận được nhiều giải thưởng và vinh dự cao quýnhư Harper Lee. Ra mắtvào năm 1960, To Kill A Mocking Bird đã vượt qua biên giới nước Mỹ để trở thành cuốn tiểu thuyết gối đầu giường của nhiều thế hệ. Nhân cách cao thượng, lòng dũng cảm tuyệt vờivà trái tim tràn đầy tình yêu thương của nhân vật luật sư Atticusđã dẫn lối cho hàng triệu trái tim yêu hòa bình trong cuộc chiến chống lại nạn kỳ thị chủng tộc và phân biệtgiai cấp.

To Kill A Mocking Bird nổi tiếng đến mức nhiều người cứ thắc mắc tại sao họ lại có thể đọc vanh vách cái tên nhưng lại chẳng nhớ đã đọc nó ở đâu.

6. The Lord of The Rings (Chúa tể những chiếc nhẫn) - J.R.R Tolkien (11% phiếu bầu)

Bộ thiên tiểu thuyết kéo dài gần mấy ngàn trang của nhà văn người Anh J.R.R Tolkien sở hữu lượng người hâm mộ khổng lồ mặcdù đãra đời cách đây đúng80 năm. Một phần là do thành côngtừ bộ phim chuyển thểcủa đạo diễn Peter Jackson (2001-2003). Với kinh phí 300 triệu USD, bộ phim đem về gần 3 tỷ USD doanh thu phòng vé. Tính đến nay, The Lord of The Rings đã bán được 150 triệu bản và là một trong những cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, công việc dịch bộtiểu thuyết này sangnhững ngôn ngữ khác từ lâu đã là thách thức lớn trong cộng đồng cácdịch giả trên toàn thế giới. Bản thân nhà văn J.R.R Toliken cũng không mặn mà lắm với chuyện này khi ông đãvẽ lên bức tranh hùng vĩ về xứ sở diệu kỳ Middle Earth bằng thứ tiếng Anh sang trọng và... hơi khó hiểu đối với phần đông người đọc ở những nước không nói tiếng Anh.

5. A Passage to India (Đường đến Ấn Độ)của EM Forster (12% phiếu bầu)

Chuyến đi đến Ấn Độvào năm 1913 củaEM Forster đã để lại một ấn tượng mạnh mẽ trong lòng của ông. 11 năm sau, nhà văn người Anh đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết A Passage to India như một điềm báo về sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc mà cụ thể ở đây là đế chế Anh và thuộc địa Ấn Độ. Trang Modern Libary đã đưa A Passage to India vào danh sách "100 cuốn tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20".

4. The Catcher in the Rye (Bắt trẻ đồng xanh)của J.D Salinger (15% phiếu bầu)

Là tác phẩm đầu tay của nhà văn J.D Salinger, The Catcher in the Rye (1951) ngay từkhi ra mắt đã vấp phải sự phản đối của giới phê bình nghệ thuật vìxoay quanh những chủ đề nhưtình dục tuổithiếu niên, tâm lý chán chường cũng như được viết bằng nhiềungôn từ tục tĩu. Nhân vật chính Holden Caulfield - người vừa bị đuổi khỏi trường dự bị đại học - đã trở thành một hình mẫu cho sự nổi loạn của thanh thiếu niên Mỹ vào những thập niên 50-60-70. Tuy nhiên, càng về sauThe Catcher in the Rye càng được thừa nhậnrộng rãi hơnkhi được dịch sang30 ngôn ngữvà xuất hiện trong chương trình giảng dạy của nhiều trường học ở các nước nói tiếng Anh. Tạp chí Time nhận định đây là một trong 100 cuốn tiểu thuyết hay nhất kể từ năm 1923.

3. The Great Expectations (Nhữngkỳ vọng lớn lao) của Charles Dicken (18% phiếu bầu)

Charles Dicken là một nhà kể truyện vĩ đại và The Great Expectations là một trong những cuốn tiểu thuyết được yêu thích nhất của ông. Kể từ khi xuất bản vàonăm 1861, cuốn tiểu thuyến này tổng cộngđã được chuyển thể thành phim điện ảnh, truyền hình và kịch250 lần.The Great Expectations làmột bài học cảm động và đầy thi vịvề cáitình giữangười với ngườimà Dicken muốn gửi gắmđến độc giả. Hãy đối xử tốt với tất cả mọi người cho dù họ có xuất thân từ đâu,

2. War and Peace (Chiến tranh và hòa bình) của Leo Tolstoy (19% phiếu bầu)

Không hề ngoa khi nói rằng War and Peace là tác phẩmnổi tiếng nhất trong danh sách.Nóthường chiếm lấyvị trí đầu trong các danh sách"Những cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời" do giới phê bình nghệ thuật đánh giá. Cuốn tiểu thuyết sử thi này của Leo Tolstoy khắc họa sống độngmột giai đoạn bi tráng và đầy biến động của xã hội Nga vào nửa đầuthế kỷ 19 dưới thời đại Napoleon. Thành phần các nhân vật cũng đa dạng, từ quý tộc, nông dân cho đến giới tri trức.Nếu bạn đã hoàn thành xong War and Peace thì với độ "khủng" về số trang của nóbạn hoàn toàn có quyền tự hào về chính mình.

1. 1984 của George Orwell (26% phiếu bầu)

Mặc dù nhiều người biết đến Animal Farm (Trang trại súc vật) hơn nhưng 1984 (xuất bản năm 1949)mới là tác phẩm được đánh giá cao nhất của George Orwell. Nhà văn kiêm phóng viên người Anh này đã phác họa ra một thế giới hư cấu với cốt truyện chính được diễn ra tại miền đất Airstrip One, một tỉnh thành của siêu nhà nước Oceania. Trong thế giới của 1984, chiến tranh diễn ra liên miên thông quasự giựt dây của nhà nước chuyên chế Ingsoc với mục tiêu là những người theo chủ nghĩa cá nhân và tư duy độc lập. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết - Winston Smith - là một nhân viên chăm chỉ của Ministry of Truth (Bộ Sự thật) và luôn mang trong mình hoài bão đảo chính nhà nước Ingsoc cùng thủ lĩnh của nó là Big Brother (Anh Cả).

1984 được xem là tác phẩmtiêu biểu cho thể loại tư tưởng chính trị và khoa học giả tưởng. Nhiều từ vựng được George Orwell sử dụng trong cuốn tiểu thuyết thậm chí còn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay tại những quốc gia nói tiếng Anh. Có thể nói,trong một thế giới đầy biến động chính trịnhư hiện nay thìthông điệp của 1984 lại càng trở nên thực tiễn hơn bao giờ hết.

Minh Chánh
Bài liên quan
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
10 cuốn sách kinh điển bạn luôn... giả vờ đã đọc qua