Trang tin của sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq nêu 7 dấu hiệu báo hiệu nền kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ. Tương lai ảm đạm này liệu Trung Quốc có thế tránh khỏi? Một Thế Giới xin lược dịch:
Nền kinh tế Trung Quốc (TQ) sắp sụp đổ, vì là nền kinh tế bong bóng lớn nhất thế giới. Nay, vết nứt trên nền kinh tế này càng rộng. Đã đến lúc TQ cần phải chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất:
TQ nắm giữ một mô hình tư bản đặc trưng mà các nhà kinh tế học thiếu thông tin gọi đó là “mô hình mới cho sự thành công trong kinh tế”.
Nhưng mô hình TQ và nền kinh tế của đất nước sẽ sụp đổ một cách thảm hại, như minh chứng rằng nền kinh tế do chính phủ lên kế hoạch không thể hoạt động tốt như nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa được cân bằng bởi nền dân chủ.
TQ đã xây dựng tất cả mọi thứ một cách quá phung phí và thừa thãi: công suất công nghiệp, nhà cửa, văn phòng, khu thương mại, cơ sở hạ tầng...
TQ đã xây dựng mọi thứ to gấp hai lần và dài gấp hai lần, giống như bao nền kinh tế mới nổi do chính phủ điều hành khác.
Trên thực tế,”sự vung tiền” đầu tư quá mức của chính phủ từng xảy ra tại Đông Nam Á, hậu quả là một cuộc khủng hoảng tài chính từ năm 1997 đến năm 2002.
TQ đã làm cho tình hình trở nên tệ không kém “câu chuyện của Đông Nam Á”.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Khi nào nền kinh tế TQ sụp đổ? Câu trả lời: Nó sẽ xảy ra rất sớm.
Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy sự sụp đổ này đang đến gần
Dấu hiệu 1: Gần đây, một nhà phát triển bất động sản danh tiếng lần đầu tiên quyết định giảm giá căn hộ đến 40% khi tình hình mua bán bị đình trệ.
Đây là một bước ngoặt gây sốc cho TQ và nó sẽ không chỉ dừng ở đó.
Những người giàu TQ xếp hàng để mua những căn hộ đồ sộ nhưng hoàn toàn bị bỏ trống với một mức giá cao ngất ngưởng.
Tại TQ, họ không có văn hóa cho thuê căn hộ mạnh mẽ. Các căn hộ 90% đều là tự sở hữu. Họ đơn giản chỉ mua cơ sở hạ tầng và bỏ không không sử dụng…vì vậy khi một nhà đầu tư cắt giá và tất nhiên là làm giảm giá trị đầu tư, những người mua sẽ rất tức giận.
Nhưng xu hướng giảm giá bất động sản dường như đang lan rộng, bởi ngày càng nhiều nhà đầu tư bị buộc phải giảm giá để thu hồi vốn và tránh việc phá sản.
Dấu hiệu 2: Người giàu nhất TQ, sở hữu 31,9 tỉ USD là ông Lý Gia Thành. Ông và con trai Richard đã bán đất doanh nghiệp hạng nhất trị giá 3 tỉ USD 9 tháng trước. Điều này cho thấy ông Lý đã thông minh khi bán mảnh đất trước khi bong bóng nổ.
Dấu hiệu 3: Một khảo sát của Bain & Company, tập đoàn tư vấn quản lý toàn cầu, và của ngân hàng TQ về các gia đình giàu có, cho thấy 60% người giàu TQ đang dự tính di cư ra nước ngoài vì họ không còn tin vào chính phủ và nền kinh tế bong bóng. Thêm vào đó, độ ô nhiễm đã đạt đến mức không thể chấp nhận được. Những người giàu có muốn con họ được nhận một nền giáo dục sử dụng tiếng Anh.
Dấu hiệu 4: Đa phần các nhà phát triển đầu tư có tiếng ở TQ đã phá sản. Những nhà đầu tư này lại trở thành mối đe doạ lớn cho hệ thống ngân hàng, nơi phát triển thông qua việc cho vay trong vài năm qua.
Thống kê mới tệ nhất chính là cao ốc, bắt đầu từ cao ốc cho thuê văn phòng, đã giảm 37% trong 4 tháng đầu năm 2013.
Dấu hiệu 5: Nợ xấu đang gia tăng rất nhanh tại TQ. Các khoản nợ nằm trong khu vực kinh tế tư nhân hiện đang cao hơn so với Mỹ và châu Âu, theo như biểu đồ dưới đây.
Nó đang ở mức 190% và vẫn đang tiếp tục tăng, tổng khoản nợ khu vực tư nhân cao hơn so với tất cả các quốc gia châu Á mới nổi vào năm 1998, khi mà nợ tư chạm đỉnh 160% trước khủng hoảng tài chính và tiền tệ 5 năm.
Lưu ý rằng biểu đồ này không gồm tài chính và nợ công. Khi đưa các con số này vào phân tích, ước tính tổng nợ của TQ sẽ khoảng 277% GDP, cao hơn các quốc gia mới nổi như Brazil (152%), Ấn Độ (130%) và Nga (78%).
Những quốc gia mới nổi không có những khoản nợ tư như quốc gia phát triển, vì thu nhập của họ thấp và dân thành thị và các doanh nghiệp đều có mức uy tín tín dụng thấp hơn. Vì vậy,TQ có tổng nợ khoảng 277% là chưa từng có đối với một nước đang phát triển.
Dấu hiệu 6: Một tập đoàn nông nghiệp lớn đã đóng cửa và các nhà đầu tư không thể lấy lại được tiền vốn.
Dấu hiệu 7: Một công ty năng lượng mặt trời TQ tầm cỡ đã vỡ nợ ngay trên trái phiếu của nó – trường hợp đầu tiên xảy ra tại TQ.
Vì vậy, chính phủ đã âm thầm giải cứu và che đậy các khoản vỡ nợ và các vết nứt kinh tế. Nhưng họ ra hiệu rằng họ đang để cho các vụ vỡ nợ xảy ra để cho “khí thoát ra khỏi bong bóng.”
Chính phủ TQ cơ bản là không có bất kỳ một manh mối nào. Thật ra, không có chính phủ nào có. Họ luôn nghĩ rằng họ có thể làm cho bong bóng xì hơi từ từ, để chắc chắn họ có một chuyến đáp cánh nhẹ nhàng.
Nhưng vấn đề là “chuyến đáp cánh nhẹ nhàng” không bao giờ xảy ra trong nền kinh tế bong bóng.
Bong bóng không thể chính sửa được. Chúng chỉ nổ.
Chúng dần trở nên rất khắc nghiệt - và bong bóng của Trung Quốc là cực đoan nhất trong tất cả - một khi chúng bắt đầu bung ra, nền kinh tế sẽ phải hứng chịu một trận lở tuyết của quá trình vỡ nợ và mặc định rằng chúng sẽ chồng chất lên nhau.
Bong bóng sẽ trở thành một cái hố đen vũ trụ cho nền kinh tế nói riêng cà cả đất nước TQ nói chung.
Khi nền kinh tế TQ bị “thổi bay”, sẽ không có bất cứ một chính sách nào kích thích kinh tế đến từ Mỹ, châu Âu và Nhật để chống lại cú sốc này.
Thu Hiền - Thăng Long (theo Nasdag)