Mặc dù tăng trưởng xuất khẩu bị chững lại do tình hình thương chiến Mỹ - Trung leo thang, kéo theo sự sụt giảm của thương mại toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh nhờ cầu nội địa tiếp tục gia tăng và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được duy trì.

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh giữa tình hình Thương chiến Mỹ - Trung

Bùi Trí Lâm | 25/09/2019, 15:41

Mặc dù tăng trưởng xuất khẩu bị chững lại do tình hình thương chiến Mỹ - Trung leo thang, kéo theo sự sụt giảm của thương mại toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh nhờ cầu nội địa tiếp tục gia tăng và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được duy trì.

Trong báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2019, Ngân hàng Phát triển Châu Á(ADB) lưu ý rằng mặc dù tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có chậm lại trong nửa đầu năm 2019, song Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng vững vàng trong năm nay và năm sau, bất chấp môi trường bên ngoài suy yếu. Các dự báo lạm phát được điều chỉnh giảm từ 3,5% xuống còn 3% trong năm 2019 và từ 3,8% xuống còn 3,5% cho năm 2020.

Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam - ông Eric Sidgwicknhận định: “Mặc dù tăng trưởng xuất khẩu bị chững lại do xung đột thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc kéo theo sự sụt giảm của thương mại toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh nhờ cầu nội địa tiếp tục gia tăng và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được duy trì. Triển vọng về tiêu dùng trong nước tiếp tục sáng sủa, được hỗ trợ bởi sự gia tăng thu nhập, mở rộng việc làmvà lạm phát duy trì ở mức thấp”.

Đồng thời, ADB cho rằng việc ký kết hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu gần đây và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương hứa hẹn sẽ mở ra khả năng tiếp cận thị trường cho các hoạt động thương mại và đầu tư lớn hơn. Sự sửa đổi gần đây trong Luật Đầu tư công sẽ giúp cải thiện hoạt động đầu tư công bằng cách đẩy nhanh các quy trình, đơn giản hóa thủ tục, và tạo điều kiện để giải ngân vốn đầu tư công nhanh hơn.

Theo ADB, do xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục kéo dài dẫn đến sụt giảm trong thương mại toàn cầu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu được dự báo sẽ giảm trong giai đoạn trước mắt. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước gia tăng sẽ bù đắp cho sụt giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.

Qua đó, tăng trưởng GDP dự kiến vẫn nhất quán với dự báo tăng 6,8% trong năm nay và 6,7% trong năm 2020 như trong báo cáo ADO 2019.

Về phía cầu, tiêu dùng nội địa tiếp tục cho thấy triển vọng tích cực. Tiêu dùng cá nhân sẽ tiếp tục tăng nhờ lạm phát thấp, nhiều công ăn việc làm, kinh tế tăng trưởng cao mặc dù tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ.

“Nếu xung đột thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, nhiều doanh nghiệp sản xuất có thể cân nhắc Việt Nam như một cơ sở sản xuất thay thế, tạo thêm động lực mới cho luồng vốn đầu tư FDI. Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu mới được ký kết cũng như CPTPP hứa hẹn sẽ tiếp tục mở cửa tiếp cận thị trường cho thương mại và đầu tư. Do đó, các dòng vốn FDI sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong thời gian tới”, ADB dự báo.

Vẫn theo ngân hàng này, xét theo ngành kinh tế, triển vọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tiếp tục tích cực, song nông nghiệp sẽ bị chậm lại. Chỉ số quản trị mua hàng trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo8 tháng đầu năm vẫn trên 50. Đây là dấu hiệu tích cực. Sản lượng khai khoáng sẽ tiếp tục phục hồivà ngành xây dựng dự báo sẽ duy trì tăng trưởng mặc dù tín dụng cho lĩnh vực bất động sản bị thắt chặt hơn.

ADB cũng dự báo lạm phát bình quân được điều chỉnh xuống 3% trong năm 2019 và 3,5% trong năm 2020. Lạm phát bình quân tính theo năm được kiềm chế ở mức 2,6% trong 8 tháng đầu năm 2019, mức thấp nhất trong 3 năm gần đây.

“Áp lực lạm phát trong ngắn hạn có thể đến từ việc điều chỉnh tăng một số giá cả do nhà nước quản lý, nhu cầu trong nước mạnh, tiền lương tối thiểu tăng, và giá lương thực có thể tăng do bệnh dịch tả lợn châu Phi và hạn hán nghiêm trọng. Tuy nhiên, áp lực này có thể bị kiềm chế bởi việc giảm tốc độ tăng cung tiền và tăng trưởng tín dụng”, báo cáo cho hay.

Bên cạnh đó, thu nhập từ xuất khẩu sẽ tăng chậm hơn so với dự báo trước đây, thêm nữa nhập khẩu cũng giảm tốc độ chậm hơn so với dự kiến do tiêu dùng nội địa và đầu tư vẫn ở mức cao, đặc biệt với khả năng một số doanh nghiệp sản xuất có thể di chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

“Kiều hối có thể bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế toàn cầu, tiếp tục làm cho thặng dư tài khoản vãng lai giảm sút. Dự báo thặng dư tài khoản vãng lai được điều chỉnh giảm tương đương 2% GDP trong năm nayvà 1,8% GDP trong năm 2020”, ADB nêu.

Ngoài ra, mặc dù cần phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân chi đầu tư song chính phủ vẫn tiếp tục tăng cường nỗ lực thu ngân sách, kiểm soát chặt hơn các khoản chi tiêu không cần thiết để kiềm chế bội chi và cải thiện tính bền vững của nợ công. Mặc dù lạm phát chỉ ở mức thấp, chính phủ sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng trong năm 2019 và giữ tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức mục tiêu 14%.

Đáng chú ý là ADB đưa ra lời cảnh báo: Rủi ro lớn nhất từ bên ngoài sẽ là xung đột thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng và thương mại toàn cầu tiếp tục sụt giảm. Nếu như xung đột thương mại - chủ yếu thông qua việc tăng thuế quan - biến thành cạnh tranh phá giá đồng tiền thì nó sẽ mang lại nhiều hệ lụy lớn hơn đối với thị trường tài chính quốc tế và tạo ra các rủi ro mới đối với nền kinh tế Việt Nam.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh giữa tình hình Thương chiến Mỹ - Trung