Theo điều tra của nhà báo Lavrilleux, các quyết định về việc bán vũ khí được đưa ra sau những cánh cửa đóng kín, cả công chúng và các nghị sĩ đều không được thông báo về chúng
Như đã đưa tin, hãng thông tấn Ba Lan cho biết các chuyến hàng vũ khí từ Pháp sang Nga trái với các quy tắc mà EU đã thông qua. Đáng chú ý, trong số đó có nhiều thiết bị quân sự được Nga sử dụng tại Ukraine hiện giờ.
Ariane Lavrilleux, tác giả của cuộc điều tra nói với hãng thông tấn Ba Lan: Chúng tôi vẫn đang làm việc về chủ đề cung cấp vũ khí từ Pháp cho Nga, nhưng chính phủ Pháp không tiết lộ bất kỳ thông tin nào.
Theo điều tra của nhà báo Lavrilleux, Bộ Quốc phòng Pháp và Tổng thống Emmanuel Macron thừa nhận việc cung cấp vũ khí như vậy đã được thực hiện. “Chúng tôi coi đây là thành công của cuộc điều tra của. Các quyết định về việc bán vũ khí được đưa ra sau những cánh cửa đóng kín, cả công chúng và các nghị sĩ đều không được thông báo về chúng”.
Nhà báo người Bà Lan đang tác nghiệp tại Pháp nhấn mạnh: “Các MEP (nghị sĩ châu Âu) có quyền truy cập vào các báo cáo hàng năm có thông tin rằng Pháp đã cung cấp vũ khí cho Nga trong giai đoạn 2014-2020, nhưng các báo cáo không đề cập đến loại vũ khí nào có liên quan. Cả nghị sĩ và giới truyền thông Pháp đều không hỏi chính phủ bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này”.
Một vấn đề được chú ý là tính hợp pháp của các nguồn cung cấp vũ khí từ Pháp cho Nga vốn đang bị cấm vận, ngay cả những nguồn cung vũ khí được ký trước tháng 8.2014 (trước điểm Nga sáp nhập bán đảo Crimea), mà chính quyền Pháp viện dẫn để bào chữa trước các cáo buộc vi phạm nguyên tắc. Tuy nhiên, điều tra chỉ ra rằng Liên minh châu Âu đã quyết định vào năm 2008 không giao vũ khí cho các quốc gia nơi xung đột quân sự có thể trở nên trầm trọng hơn hoặc kéo dài.
Lavrilleux nhấn mạnh: Năm 2014, đã xảy ra xung đột vũ trang ở Ukraine. Do đó, việc cung cấp vũ khí đã trái với các quy tắc được EU thông qua.
Khi được hỏi ai chịu trách nhiệm giữ các hợp đồng vũ khí của các công ty Pháp cho Nga trong thời gian bị cấm vận, Lavrilleux cho rằng rằng chính phủ Pháp các thời kỳ phải chịu trách nhiệm. Lavrilleux giải thích: “Đó là thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của tổng thống Nicolas Sarkozy, sau đó là nhiệm kỳ của các tổng thống Francois Hollande và Emmanuel Macron. Các công ty muốn xuất khẩu vũ khí cần có sự chấp thuận của các bộ trưởng liên bộ Kinh tế, Quốc phòng và Ngoại giao. Thủ tướng luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng".
Nhà báo Lavrilleux nhấn mạnh: “Xe tăng T-72, T-90, trực thăng Ka-52 được sử dụng trong chiến tranh ở Ukraine. Một số trong số chúng được trang bị vũ khí và thiết bị của Pháp. Tất nhiên, chúng tôi không biết rõ cái nào. Chúng tôi thấy rằng chiếc xe tăng Nga được sử dụng vào năm 2014 ở Donbass có thiết bị của Thales bên trong. Vì vậy, chúng tôi cho là đã có những chuyến giao hàng trước năm 2014 và có những chuyến giao hàng vũ khí sau năm 2015”, đồng thời cho biết thêm: “Chúng tôi biết rằng tất cả các hợp đồng với Nga đã bị Pháp đình chỉ sau cuộc tiến quân vào Ukraine".
Khi được hỏi về vận động hành lang và sự xâm nhập của Nga vào Pháp, Lavrilleux nói rằng "Nga có ảnh hưởng đến các chính trị gia Pháp và các công ty Pháp. Chúng ta có thể nói về những ảnh hưởng như vậy” và hứa sẽ tiết lộ vai trò của cựu Thủ tướng Francois Fillon.