Hôm 26.4, Ấn Độ đã ra lệnh cho các lực lượng vũ trang của mình hỗ trợ giải quyết các ca nhiễm coronavirus mới đang gia tăng khi nhiều quốc gia, gồm cả Anh, Đức và Mỹ, cam kết viện trợ y tế khẩn cấp để cố gắng ngăn chặn tình trạng khẩn cấp áp đảo các bệnh viện ở nước này.

Ấn Độ lấy bình oxy của quân đội cho bệnh viện, được WHO tặng thiết bị và Mỹ viện trợ vắc xin AstraZeneca

Nhân Hoàng | 27/04/2021, 08:37

Hôm 26.4, Ấn Độ đã ra lệnh cho các lực lượng vũ trang của mình hỗ trợ giải quyết các ca nhiễm coronavirus mới đang gia tăng khi nhiều quốc gia, gồm cả Anh, Đức và Mỹ, cam kết viện trợ y tế khẩn cấp để cố gắng ngăn chặn tình trạng khẩn cấp áp đảo các bệnh viện ở nước này.

Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết WHO đang gửi thêm nhân viên và vật tư bao gồm cả thiết bị tạo oxy đến Ấn Độ.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ - Narendra Modi, Tổng tham mưu trưởng Quốc phòng Bipin Rawat cho biết oxy sẽ được gửi đến các bệnh viện từ nguồn dự trữ của lực lượng vũ trang và các quân nhân nghỉ hưu sẽ tham gia hỗ trợ các cơ sở y tế COVID-19.

Nếu có thể, cơ sở hạ tầng y tế quân sự sẽ được cung cấp cho dân thường khi các ca mắc COVID-19 mới đạt mức cao kỷ lục trong ngày thứ 5 liên tiếp.

Hôm 26.4, ngày thứ 5 liên tiếp Ấn Độ lập kỷ lục mới toàn cầu về số ca mắc COVID-19 mới. Ngày thứ 10 liên tiếp, Ấn Độ phá kỷ lục về số ca tử vong vì COVID-19. Hôm 26.4, Ấn Độ có 352.991 ca mắc COVID-19 mới và 2.812 trường hợp tử vong.

Bộ trưởng Y tế Ấn Độ - Harsh Vardhan cho biết trên Twitter: "Đường hàng không, đường sắt, đường bộ và đường biển; Trời và đất đang được thúc đẩy để vượt qua những thách thức do làn sóng COVID-19 này gây ra".

Thủ tướng Narendra Modi cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Joe Biden về cuộc khủng hoảng, thảo luận về chuỗi cung ứng nguyên liệu thô và thuốc sản xuất vắc xin COVID-19. Hôm 25.4, ông Biden cho biết Mỹ sẽ gửi vật tư y tế đến Ấn Độ để giúp chống lại đại dịch.

Trước lời kêu gọi chia sẻ vắc xin lẫn nguồn cung nguyên liệu với thế giới, đặc biệt là Ấn Độ, Mỹ thông báo sẽ viện trợ vắc xin AstraZeneca cho các nước.

Jeff Zients, điều phối viên về COVID-19 của Nhà Trắng, cho biết quyết định được đưa ra vì Mỹ đang được đảm bảo có đủ vắc xin để sử dụng và không cần đến sản phẩm AstraZeneca trong nhiều tháng tới vì vắc xin này chưa được cấp phép tại Mỹ.

Mỹ đang sử dụng 3 loại vắc xin Pfizer/BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson, đều do các hãng dược nước này sản xuất. Hơn 53% người trưởng thành tại Mỹ đã tiêm vắc xin COVID-19 và nước này dự kiến có đủ vắc xin cho toàn dân vào đầu mùa hè tới.

Mỹ đã mua 300 triệu liều vắc xin AstraZeneca nhưng chưa cấp phép cho vắc xin này.

an-do-lay-binh-oxy-cua-quan-doi-cho-benh-vien.jpg
Bệnh nhân đeo mặt nạ dưỡng bên trong ô tô đang chờ đến bệnh viện COVID-19 để điều trị ở thành phố Ahmedabad, Ấn Độ ngày 26.4

Thủ tướng Narendra Modi đã kêu gọi tất cả người dân đi tiêm phòng và thận trọng trong bối cảnh ông gọi là "cơn bão" nhiễm bệnh, khi các bệnh viện và bác sĩ ở một số bang miền bắc đăng thông báo khẩn cho biết họ không thể đối phó với làn sóng dịch bệnh.

Ở một số thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất, các thi thể được thiêu trong các cơ sở tạm bợ để hỏa táng hàng loạt.

Tại Nga, quốc gia dự kiến ​​50 triệu liều vắc xin Sputnik V sẽ được sản xuất mỗi tháng tại Ấn Độ vào mùa hè này, phát ngôn viên của Điện Kremlin bày tỏ lo ngại về tình hình này.

Sự gia tăng mắc COVID-19 ảnh hưởng đến giá dầu trong bối cảnh lo ngại về sự sụt giảm nhu cầu nhiên liệu ở Ấn Độ, nhà nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới.

Một số thành phố đã ra lệnh giới nghiêm, trong khi cảnh sát thực thi việc giãn cách xã hội và đeo khẩu trang. Các chính trị gia, đặc biệt là Thủ tướng Modi, đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì tổ chức các cuộc tập hợp trong các chiến dịch bầu cử cấp bang thu hút hàng ngàn người đến các sân vận động chật cứng.

Khoảng 8,6 triệu cử tri dự kiến ​​sẽ bỏ phiếu vào 26.4 ở bang Tây Bengal trong giai đoạn cuối cùng của cuộc thi được chuẩn bị kết thúc vào tuần này. Cũng bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử địa phương là ở bang Uttar Pradesh đông dân nhất Ấn Độ, nơi ghi nhận trung bình 30.000 ca nhiễm coronavirs mỗi ngày.

Các nhà virus học cho biết nhiều biến thể lây nhiễm coronavirus, bao gồm cả một loại ở Ấn Độ, đã thúc đẩy sự bùng phát dịch trở lại.

Chính phủ Ấn Độ yêu cầu mọi người ở trong nhà và tuân theo các quy trình vệ sinh.

Nhu cầu vắc xin đã vượt quá nguồn cung do chiến dịch tiêm chủng mở rộng vào tháng này, trong khi các công ty phải vật lộn để tăng sản lượng, một phần vì thiếu nguyên liệu và vụ cháy tại cơ sở sản xuất vắc xin AstraZeneca.

Số liệu của Chính phủ Ấn Độ cho thấy lời kêu gọi từ Thủ tướng Modi về việc tiêm vắc xin được đưa ra sau khi lượng tiêm chủng đạt đỉnh 4,5 triệu liều vào ngày 5.4, nhưng kể từ đó chỉ đạt trung bình khoảng 2,7 triệu liều mỗi ngày.

Một số bang, bao gồm cả Maharashtra, đã ngừng tiêm chủng ở một số nơi vào 25.4, vì nguồn cung cấp không có sẵn.

"Tôi không biết khi nào mới đến lượt mình", Shubhada Pendse (68 tuổi), người đã xếp hàng bên ngoài một trung tâm tiêm chủng ở thị trấn Satara của bang Maharashtra từ 7 giờ sáng hôm 26.4, nói. Bà là một trong số hơn 1.000 người tập hợp chỉ vài giờ trước khi trung tâm này mở cửa trở lại sau 2 ngày.

Tuy nhiên, chính phủ liên bang sẽ không tự nhập khẩu vắc xin COVID-19 mà thay vào đó mong muốn các bang và công ty làm như vậy, một bước nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước, hai quan chức chính phủ nói với Reuters.

Nước láng giềng Bangladesh đã phong tỏa biên giới với Ấn Độ trong 14 ngày, dù hoạt động giao thương sẽ tiếp tục. Việc di chuyển bằng đường hàng không đã bị đình chỉ kể từ khi Bangladesh áp đặt lệnh dừng bay từ ngày 14.4 để chống lại các ca mắc COVID-19 và tử vong kỷ lục ở nước này.

Bài liên quan
Chủ các lò hỏa táng ở Ấn Độ choáng vì ‘coronavirus nuốt chửng người như quái vật'
Với nguồn cung cấp oxy thiếu hụt, các thành viên trong gia đình ở Ấn Độ phải tự vận chuyển bệnh nhân COVID-19 từ bệnh viện này sang nơi khác để tìm cách điều trị khi đất nước chìm trong đại dịch tàn khốc. Thế những, nỗ lực của họ thường kết thúc trong tang tóc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ lấy bình oxy của quân đội cho bệnh viện, được WHO tặng thiết bị và Mỹ viện trợ vắc xin AstraZeneca