Ấn Độ vừa thử thành công một hệ thống phòng không hiện đại, và kênh truyền hình NDTV và các hãng tin Ấn so sánh thành quả này với kế hoạch lập hệ thống phòng thủ tên lửa “Chiến tranh các vì sao” của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan thời Chiến tranh Lạnh.

Ấn Độ tung ‘chiến tranh các vì sao’ đề phòng Trung Quốc và Pakistan

Trần Trí | 29/12/2017, 15:49

Ấn Độ vừa thử thành công một hệ thống phòng không hiện đại, và kênh truyền hình NDTV và các hãng tin Ấn so sánh thành quả này với kế hoạch lập hệ thống phòng thủ tên lửa “Chiến tranh các vì sao” của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan thời Chiến tranh Lạnh.

Ngày 28.12, Ấn Độ đã thử hệ thống phòng thủ tên lửa của mình, vốn được thiết kế như một tầng phòng thủ kép chống lại những mối đe dọa có thể xảy ra, vào lúc Trung Quốc và Pakistan tăng cường quan hệ chiến lược.

Hệ thống phòng thủ tên lửa siêu thanh hiện đại của Ấn Độ đã chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Prithvi của Ấn, với một quả tên lửa phóng từ đảo Abdul Kalam gần bờ biển phía đông của bang Orissa.

Theo báo Times of India dẫn lời một nguồn tin quốc phòng: đó là một cú ngăn chặn trực tiếp và thành công lớn. Và là lần thử nghiệm thứ ba trong năm nay, đồng thờilà lần thử đầu tiên khi căng thẳng Ấn -Trung sôi sục từ vụ tranh chấp biên giới hồi mùa hè.

Lúc đó, Ấn Độ tỏ thái độ cứng rắn và không thỏa hiệp trong vụ căng thẳng ở cao nguyên Doklam hồitháng 8, khi quân lính Ấn - Trung sừng sộ nhìn nhau ở vùng ngã ba biên giới giáp Bhutan.

Tại đây, Trung Quốc đã xây một tuyến đường ở khu vực mà Bhutan tuyên bố chủ quyền. Bhutan đã nhờ quân đội Ấn giúp bảo vệ lãnh thổ, và tuyến đường này cũng cách Ấn Độ vài trăm mét, nên quân đội cử quân đến ngăn chặn dự án của Trung Quốc, khiến hậu quả là căng thẳng kéo dài 2 tháng, sau đó hai bên mới chịu rút quân.

Hồi cuối năm 2007, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới (sau Mỹ, Nga và Israel) phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo. Ấn Độ gọi đó là “Chiến tranh các vì sao”, với kế hoạch ngăn chặn tên lửa hạt nhân của Pakistan láng giềng.

Hai kình địch Nam Á này đều có vũ khí hạt nhân, đã có vài cuộc chiến với nhau và hiện tranh chấp biên giới ở hẻm núi Kashmir. Từ sau khi Pakistan tách khỏi Ấn Độ ngay sau khi Anh ngưng đô hộ hồi năm 1947, hai nước liên tục tố cáo nhau tài trợ cho khủng bố và hoạt động do thám, góp phần gia tăng căng thẳng vốn đã khiến khu vực này trở thành một điểm nóng.

Khi nói về quan hệ hợp tác quân sự giữa Ấn - Trung, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh hôm 28.12: vụ khủng hoảng ở cao nguyên Doklam là một ví dụ về việc “Trung Quốc kiên quyết bảo vệ quyền lợi tại khu vực, và yêu cầu Ấn Độ ngưng có những hoạt động khiêu khích khác. Chúng tôi hy vọng phía Ấn Độ tuân thủ những thỏa thuận mà hai bên đạt được về vấn đề biên giới, kiểm soát nghiêm khắc lực lượng biên phòng và Ấn Độ sẽ tích cực làm việc để phát triển tích cực quan hệ quân sự song phương”.

Pakistan cũng chú trọng phát triển kho tên lửa, và hàng chục năm qua đã xây dựng quan hệ với Trung Quốc. Khi xảy ra vụ căng thẳng ở cao nguyên Doklam, Trung Quốc và Pakistan cũng tập trận chung và tiếp tục tăng cường quan hệ song phương.

Nhìn lại hoạt động quân sự Trung Quốc năm 2017, Bộ Quốc phòng nước này nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc tập trận chung không quân Shaheen-VI hồi tháng 9giữa Trung Quốc với Pakistan: phi công hai nước ngồi chung máy bay, chia sẻ kinh nghiệm phòng thủ.

Cuộc tập trận chung này kéo dài 20 ngày ở Trung Quốc. Pakistan và nước chủ nhà tung nhiều máy bay và bộ binh gồm lực lượng tên lửa đất đối không và lực lượng radar.

Trong năm 2018, quân đội hai bên cũng sẽ có những hợp tác quốc phòng và chương trình trao đổi kinh nghiệm.

Bảo Vĩnh (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ tung ‘chiến tranh các vì sao’ đề phòng Trung Quốc và Pakistan