Tổng thống Ba Lan đã ký một đạo luật cho phép chính phủ siết chặt hoạt động của các đài truyền hình nhà nước, bất chấp sự phản đối từ giới chức Liên minh châu Âu (EU). 

Ba Lan siết chặt hoạt động truyền thông, Liên minh châu Âu lên tiếng

Một Thế Giới | 08/01/2016, 19:48

Tổng thống Ba Lan đã ký một đạo luật cho phép chính phủ siết chặt hoạt động của các đài truyền hình nhà nước, bất chấp sự phản đối từ giới chức Liên minh châu Âu (EU). 

Ngày 7.1, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã ký một đạo luật cho phép tăng cường việc kiểm soát của chính phủ đối với các đài truyền hình nhà nước. Đạo luật mới của Ba Lan được thông qua bất chấp sự phản đối từ giới chức Liên minh châu Âu khi lo ngại các biện pháp kiểm soát mới sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do báo chí.

Các điều luật cho phép chính phủ bảo thủ mới của Ba Lan được bổ nhiệm hay miễn nhiệm giám đốc điều hành các đài truyền hình và đài phát thanh công cộng. Trước đó, các cơ quan độc lập về chính trị mới có quyền đưa ra những quyết định này.  

Malgorzata Sadurska, một phụ tá cao cấp của Tổng thống Duda, cho biết luật mới được ban hành nhằm đảm bảo các phương tiện truyền thông nhà nước “không thiên vị, khách quan và đáng tin cậy”.

Ngay sau khi Hạ viện Ba Lan thông qua điều luật mới vào ngày 30.12, Ủy ban châu Âu đã bất ngờ lên lịch cho một cuộc thảo luận sẽ được tiến hành vào ngày 13.1.2016,  nhằm bàn về những quy định mới của Warszawa.

 Liên minh châu Âu, tổ chức mà Ba Lan gia nhập vào năm 2004, đòi hỏi các quốc gia thành viên phải tôn trọng các quy định của chung của khối. Một quốc gia vi phạm các quy định của liên minh có thể mất quyền biểu quyết. Tuy nhiên, điều này chưa từng xảy ra trong lịch sử của Liên minh châu Âu.

Ông Frans Timmermans, phó chủ tịch đầu tiên của Ủy ban châu Âu, cơ quan hành pháp cao nhất của EU, nhấn mạnh với giới chức Ba Lan trong một bức thư rằng:  “Tự do và đa nguyên trong các phương tiện truyền thông là rất quan trọng đối với một xã hội đa nguyên”.

Những điều luật đang làm gia tăng sự lo ngại của EU đối với chính phủ mới tại Ba Lan. Trước đó, Warszawa đã quyết định ân xá cho một người đứng đầu cơ quan an ninh từng lạm dụng quyền lực để kêu gọi sự ủng hộ từ người dân phục vụ cho các hoạt động trái phép và tuyên bố lật đổ chính phủ cũ để người tỵ nạn đổ vào châu Âu.

Hàn Giang (theo The News York Times )


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ba Lan siết chặt hoạt động truyền thông, Liên minh châu Âu lên tiếng