Trong 3 tuần qua, 3 chiếc tàu khu trục USS Stethem, USS Spruance và USS Momsen của Mỹ đã tiến hành tuần tra áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp xây trái phép ở Biển Đông.

Ba tàu chiến Mỹ vờn các đảo nhân tạo TQ xây trái phép ở Biển Đông

Trung Trực | 08/07/2016, 16:45

Trong 3 tuần qua, 3 chiếc tàu khu trục USS Stethem, USS Spruance và USS Momsen của Mỹ đã tiến hành tuần tra áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp xây trái phép ở Biển Đông.

Trang webNavy Times ngày 6.7 (giờ địa phương) dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ (giấu tên) cho biếtcác tàuchiến Mỹ thường xuyên tuần tra cách các đảo nhân tạo này từ 14 đến 20 hải lý.

Đây là khoảng cách quan trọng vì nếu muốn vào vùng 12 hải lý quanh các thực thể này, hải quân Mỹ sẽ phảixem đólà tuần tra hoạt độngtự do hàng hải (FONOP), thể hiện Mỹ có quyền hoạt động tự do ở nhữngvùng biển mà các nước khác tuyên bố chủ quyền.Các cuộc tuần tra hoạt động tự do hàng hảicần được cấp cao nhất chấp thuận. Nhưng nếu chỉ tuần tra bên ngoài khu vực12 hải lý thì đólà hải phận quốc tế.

Sĩ quanClint Ramsden, người phát ngôn củahạm đội Thái Bình Dương (Mỹ)nhấn mạnh cácchuyến tuần tra của 3tàukhu trục USS Spruance, USS Momsen và USS Stethemcũng như nhóm tác chiếntàu sân bay USS Ronald Reagan là một phần trong chính sách duy trì sự hiện diện thường xuyên của Mỹ ở vùngTây Thái Bình Dương.

Tàu khu trục USSSpruance - Ảnh: Hải quân Mỹ

Người phát ngôn nói:“Hải quân Mỹ đã hoạt động tại khu vực này từ nhiều thập niên và sẽ tiếp tục làm điều đó”.

Ông Ramsden từ chối nói về các cuộc tuần tra và thông điệp muốn gửiđi với lý do quan ngại an ninh: “Chúng tôi sẽ không bình luận về chiến thuật, địa điểm tuần tra cụ thể trên Biển Đông hoặc các hoạt động sắp tới do tính chất an ninh của hoạt động”.Tuy nhiên, ôngkhẳng định mọi cuộc tuần tra đều tuân thủ luật pháp quốc tế và phù hợp với sự hiện diện của hạm đội Thái Bình Dương ở Tây Thái Bình Dương.

Hồi tháng 6, tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ đã di chuyển vào Biển Đông cùng các tàu hộ tống.Đây là nhóm tác chiếntàu sân bay thứ 2được đưa đến vùng biển này trong năm nay.Trước đó, nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C.Stennis đã tuần tra Biển Đông trong gần 3tháng trước khi rời đi vào ngày 5.6.

Tính đến ngày 7.7, hải quân Mỹ có có 7tàu chiến trong khu vực gồm tàu sân bay USS Ronald Reagan, 2tàu tuần dương và 4tàu khu trục.

Theo thông cáo báo chí của hải quânMỹgần đây, tàu ngầm Mississippi lớp Virginia cũng đang tuần tra ở Tây Thái Bình Dương.Thông cáo báo chí cho biết tàu ngầmnày thăm cảng Busan (Hàn Quốc) nhưng hải quân Mỹ không bình luận về vị trí hay hướng di chuyển của tàu.

Các chuyên gia nhận địnhchiến thuật nàylà tín hiệu thể hiện thái độkiên quyết ủng hộ các đồng minh của Mỹ trong khu vực và hànhđộng biểu dương sức mạnh trước khi Tòa Trọng tài thường trực công bốphán quyết về vụkiện "đường 9đoạn"của Philippines.

Các tàuchiến Mỹ cũng tuần tra gần bãi cạn Scarborough (vùng đặc quyền kinh tế của Philippinesnhưng bị Trung Quốc chiếm từ năm 2012).

Tàu ngầm Mississippilớp Virginia- Ảnh: Hải quân Mỹ

Nhà phân tíchJerry Hendrix tại Trung tâm An ninh Mỹ mới,cựu đại úy hải quân Mỹ, nhận định: "Sự phô diễn khí tài quân sự dày đặc của hải quân Mỹ ở Biển Đông, gồm tàu sân bay và hàng trăm dànphóng tên lửa trên các tàukhu trục và tàuhộ vệ, không chỉ trong khuôn khổ các chiến dịch duy trì sự hiện diện liên tục của hải quân Mỹ tại khu vực mà còn là hành độngđề phòng trước khi có phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực".

Ông Hendrix nói: “Tôi đoán rằng sau khi có phán quyết, Trung Quốc sẽ tăng cường hành động, và tôi cho rằng có mong muốn cho thấysau phán quyết này, không điều gì có thể ngănchặn lực lượng Mỹ trong khu vực. Và họ đã có mặt ở đó”.

Trung Quốc đãtuyên bố không công nhận thẩm quyền củaTòa Trọng tài thường trực trong vụ kiện "đường 9đoạn"của Philippines.Trung Quốc đã tiếnhành tập trận từ ngày 5 -11.7 và lập “vùng cấm đi lại” gần đảo Hải Nam. “Vùng cấm đi lại” này bao trùm cảquần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Chuyên gia nghiên cứu Đông ÁBonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington cho biết trong năm 2015 tổng số ngày hoạt động của các tàu chiến Mỹ trên Biển Đông là 700 và con số này sẽ tăng lên đến 1.000 trong năm 2016.

Bà Glaser nói: “Bất kể ngày nào bạn cũng thấy có ít nhất 2tàu hoạt động ở Biển Đông”.

Theo bà Glaser, sự có mặt đông đảo của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông là dấu hiệu cho thấy các chỉ huy quân sự Mỹ nhưĐô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, đã thành công trong việc thúc đẩy một chiến lược toàn diện về sự hiện diện của Washington trong khu vực.

Trước đó vào tháng 4, trang Navy Times đưa tin Đô đốc Harris đã thúc đẩy cách tiếp cận quyết liệt hơn trên Biển Đông nhằm ngăn Trung Quốc xây đảo nhân tạo và bắt nạt các nước láng giềng.

Tuy nhiên, Nhà Trắng cẩn trọng với biện pháp trên, vì muốn tìm sự hợp tác của Bắc Kinh trong nhiều mục tiêu, như việc Iran chịu ký thỏa thuận về hạt nhân, cùng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà chính phủ củaTổng thống Obama đãkhởi xướng.

Một nhân viên thông hiểucác vấn đề khu vực ở Quốc hội Mỹ cho Navy Times biết Quốc hội Mỹhoan nghênh sự hiện diện ngày càng tăng trênBiển Đông của hải quân Mỹ trong 3tháng qua.

Trung Trực
Bài liên quan
Đêm nay miền Bắc lạnh, siêu bão Man-Yi đang tiến vào Biển Đông
Siêu bão Man-yi vẫn giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/giờ và hướng vào vùng biển miền Trung. Biển động dữ dội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ba tàu chiến Mỹ vờn các đảo nhân tạo TQ xây trái phép ở Biển Đông