Theo Thiếu tá Nguyễn Thị Tuyết Mai (Công an tỉnh Quảng Trị), sau khi phát hiện vụ kê khống chứng từ rút ruột xăng dầu năm 2015 thì năm 2017 bà bị thanh tra. Năm 2018, Đại tá Trần Đức Việt, Giám đốc Công an tỉnh 2 lần ký quyết định thanh tra cá nhân và tập thể tại đội vật tư kỹ thuật phòng hậu cần nơi Thiếu tá Mai từng công tác.

Bài 2: Có thật tham nhũng 899 triệu đồng?

Quốc Nam | 13/06/2019, 13:52

Theo Thiếu tá Nguyễn Thị Tuyết Mai (Công an tỉnh Quảng Trị), sau khi phát hiện vụ kê khống chứng từ rút ruột xăng dầu năm 2015 thì năm 2017 bà bị thanh tra. Năm 2018, Đại tá Trần Đức Việt, Giám đốc Công an tỉnh 2 lần ký quyết định thanh tra cá nhân và tập thể tại đội vật tư kỹ thuật phòng hậu cần nơi Thiếu tá Mai từng công tác.

Bài 1: Chống tham nhũng và nỗi oan bị vu khống tham ô 10 quần lót nữ

Cấp tập thanh tra, nhanh chóng kết luận

Theo Thiếu tá Mai, chỉ riêng năm 2018 Giám đốc Công an tỉnh, Trần Đức Việt chỉ đạo thanh tra tôi đến hailần là sai nguyên tắc với luật. Không thể mộtnăm thanh tra một đối tượng đến 2 lần. Đầu tiên là ngày 27.4.2018, Đại tá Việtra quyết định 1496/QĐ-CAT-PV24. Bốn tháng sau, ngày 27.8.2018, Đại tá Việtra thêm quyết định số 3838/QĐ-CAT-PX05, thanh tra việc tạm ứng, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí của Thiếu tá Nguyễn Thị Tuyết Mai, Đội trưởng Đội quản lý vật tư phòng hậu cần từ 2013 đến năm 2016.

Văn bản Bộ Công an thụ lý đơn tố cáo của Thiếu tá Mai.

Với quyết định 1496, thì 3 tháng sau, rất chóng vánh, Đại tá Trần Đức Việt đã ký kết luận 563/KL-CAT-PV24. Theo Thiếu tá Mai, toàn bộ nội dung đều nhắm vào cá nhân bà về việc quyết toán khống 44 triệu đồng. “Ngoài ra còn cáo buộc đội chúng tôi không tiến hành bảo dưỡng vũ khí, gây gỉ sét, hư hỏng. Tất cả đều nhắm vào cá nhân tôi”, Thiếu tá Mai phân trần.

Tại quyết định 3838, chưa đầy 4 tháng sau, vào ngày 12.12.2018 cũng Đại tá Việt ký kết luận và theo bà Mai: “Đây là kết luận quy chụp, cố đưa tôi vào vòng lao lý, các câu chữ đều dẫn đến tôi là người tham nhũng từ 2013 đến năm 2016 với số tiền 899 triệu đồng. Cả 2 văn bản này Đại tá Việt đều đóng dấu mật, trong khi một kết luận trước đó vào năm 2017 thì không đóng dấu mật”.

Điều đặc biệt, theo Thiếu tá Mai: “Trong 3 cuộc thanh tra có hai người bị tôi tố cáo làm sai là bà Hiền, ông Dương lại là lãnh đạo đoàn thanh tra, đây là việc làm không đúng khi sử dụng haingười có sai trái để thanh tra tôi. Và đây là cuộc thanh tra hành chính nhưng Giám đốc Trần Đức Việt đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ PH41, PX13, PC46, PC54, PA83 đi xác minh công tác chuyên môn của tôi để bới lông tìm vết, tạo dư luận xấu là nhằm thực hiện ý đồ cá nhân chứ không phải đấu tranh phòng chống tham nhũng”.

5 lần kiến nghị không giải quyết

Để giải trình các kết luận trên, Thiếu tá Mai đã có 5 lần kiến nghị, báo cáo giải thích, lên Ban giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị nhưng tại công văn số 4720/TB-CAT-PC01, Đại tá Lê Phương Nam- Phó Giám đốc Công an tỉnh đã ký thay Đại tá Đức nêu rằng: “Nội dung văn bản trên không phải đơn khiếu nại tố cáo, phản ánh mà là bản báo cáo của đồng chí Mai, vì vậy không thực hiện theo quy trình khiếu nại tố cáo”. Trong lá thư gửi đến Báo điện tử Một Thế Giới dài 21 trang giấy, Thiếu tá Mai nhiều lần bày tỏ:“Tôi nhiều lần khiếu nại các kết luận với hồ sơ giấy tờ đầy đủ, Đại tá Trần Đức Việt, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị bác đi khi chồng tôi bị bệnh ung thư, con gái nhập viện đau đớn”.

Theo thiếu tá Mai, Báo cáo gửi Bộ công an thì bảo dưỡng vũ khí chúng tôi làm tốt, còn thanh tra thì kết luận ngược báo cáo là bị gỉ sét.

Khi hỏi về việc số tiền 899 triệu Thiếu tá Mai phải nộp lại cho Nhà nước như công văn báo cáo của Công an tỉnh?. Bà Mai giải trình: “Thực chất có 2 khoản tiền, đầu tiên là số tiền 251,281 triệu đồng được yêu cầu nộp trả ngân sách Nhà nước là khoản tiền được lãnh đạo Công an tỉnh phê duyệt kế hoạch cụ thể đi công tác thực tế của cán bộ chiến sĩ (chế độ công tác phí và lưu trú). Số tiền này đã được thanh toán. Hơn nữa, khoản tiền này Thanh tra Công an tỉnh xuất toán là không đúng vì đây là tiền công tác phí thực hiện công tác chuyên môn của đơn vị PH41 và đội vật tư kỹ thuật phục vụ trang cấp cho toàn lực lượng từ năm 2013 và 2014, tôi đại diện ứng và thanh toán cho đoàn khi thực hiện. Khoản công tác phí này không nằm trong khoản tiền giao dịch cung ứng theo kế hoạch mà lãnh đạo Công an tỉnh đã phê duyệt. Thứ 2 là số tiền 647,716 triệu đồng được yêu cầu nộp trả Công an tỉnh Quảng Trị là tiền giao dịch cung ứng đã được lãnh đạo Công an tỉnh phê duyệt. Tôi đã ứng thực hiện và đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng chưa được thanh toán hoàn nợ. Khoản tiền này không liên quan đến chi phí công tác phí, lưu trú của cán bộ chiến sỹ thực hiện công tác chuyên môn của đội vật tư kỹ thuật, đó là nợ tồn đọng mà cơ quan phải thanh toán cho tôi”.

Về khoản tiền 44 triệu: “Tôi giải trình rõ ràng và nộp hồ sơ chứng từ gốc tại tài vụ Công an tỉnh, việc này tôi không thực hiện như kết luận thanh tra vì mọi việc đều đầy đủ. Và không bắt bẻ được tôi dẫn đến lãnh đạo tự động bắt trừ lương của tôi vào mỗi tháng mà không có bất cứ văn bản chính thức nào. Đây lại thêm sai nguyên tắc lương bổng cán bộ”. Còn về vũ khí hoen ghỉ thì hằng năm chúng tôi làm tốt, bảo dưỡng tốt. Báo cáo số 125/CAT-PH41 do Đại tá Việt, Giám đốc ký gửi Cục H44, Tổng cục IV, Bộ Công An ngày 17.1.2017 có nội dung; Công an tỉnh từng bước hoàn thiện nâng cấp kho VK-VLN-CCHT, cán bộ phụ trách kho thường xuyên bảo dưỡng VK, đạn, sắp xếp kho theo đúng quy trình, phân công một cán bộ làm thủ kho, thực hiện việc cấp phát đúng quy trình của ngành và nội quy, quy chế của đơn vị. Báo cáo như vậy nhưng khi kết luận thanh tra thì lại phủ nhận báo cáo là không minh bạch”, Thiếu tá Mai cho biết.

Người trong cuộc nói gì?

Trên thực tế, có những bút tích của lãnh đạo công an tỉnh Quảng Trị phê duyệt những đề xuất của Thiếu tá Mai nhằm giao dịch phục vụ cho ngành ở địa phương mà Một Thế Giới tiếp cận là có thật. Những khoản tiền giao dịch ấy là gì?. Tất cả đều thể hiện trong báo cáo của Đại tá Mai Văn Đức, Trưởng phòng PH41 (Hậu cần công an tỉnh Quảng Trị) ngày 22.8.2017: “Đối với nợ tồn đọng của đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Mai, tôi xin giải trình như sau; việc xin 9 xe ô tô và mua 1 xe Land Cruiser đã nhận đủ và đang sử dụng phục vụ công tác của Công an tỉnh. Số xe trên đều nằm ngoài kế hoạch cấp của bộ, do nhu cầu phục vụ công tác của Công an tỉnh, lãnh đạo Công an tỉnh đã chỉ đạo phòng Hậu cần –kỹ thuật tham mưu đề xuất. Phòng đã cử đồng chí Mai chủ động đi xin, đồng chí Mai lập kế hoạch báo cáo Ban chỉ huy phòng xác nhận để trình lãnh đạo Công an tỉnh (trong đó có cả kế hoạch ứng, chi). Số xe xin và mua trên căn cứ vào nhu cầu của công an tỉnh và dưới sự chỉ đạo của đồng chí Giám đốc, phòng PH41 đã tham mưu và giao đồng chí Mai trực tiếp liên hệ. Các số tiền ứng để phục vụ công tác trên do đồng chí Mai trực tiếp đề xuất và chủ động chi theo danh sách lãnh đạo Công an tỉnh duyệt. Ban chỉ huy phòng căn cứ vào chủ trương đã duyệt để cho ứng tiền”.

Báo cáo của Đại tá Mai Văn Đức, Trưởng phòng hậu cần Công an tỉnh Quảng Trị.

Văn bản này, Đại tá Mai Văn Đức cũng báo cáo liệt kê các khoản mục thiếu tá Mai đã liên hệ xin xe, giao dịch hợp pháp như xin xe phòng chống lụt bão, xin phương tiện thủy, quân trang phòng chống bão lụt, xin xăng dầu, quân trang phương tiện thủy, các mục công tác đều chi tiết.

Về thông tin Thiếu tá Mai đã cung ứng hàng trăm loại VTKT, VK, CCHT… trang cấp cho toàn lực lượng mà Đại tá Việt yêu cầu làm rõ, báo cáo thì Đại tá Mai Văn Đức tường thuật: “Căn cứ vào thực lực và nhu cầu trang cấp bổ sung (VTKT, VK, CCHT, PTNV…) phục vụ kịp thời công tác và chiến đấu của Công an tỉnh, đồng chí Mai đã chủ động nắm bắt và đề xuất, BCH phòng đã tham mưu và xin chủ trương của lãnh đạo công an tỉnh và cử đồng chí Mai trực tiếp liên hệ xin cung ứng được nhiều mặt hàng, VTKT, VK, CCHT… nhập kho đúng như báo cáo của đồng chí Mai. Từ những đóng góp đó, 4 năm liền, phòng PH41 đã đề xuất đồng chí Mai là chiến sĩ thi đua cơ sở”.

Kết hợp các văn bản bút tích lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Trị xác nhận cho thiếu tá Mai từ 2013 đến 2016 có thể thấy bà Mai tham nhũng 899 triệu là khó diễn ra bởi các chứng từ và báo cáo của Trưởng phòng hậu cần đã chỉ rõ.

Tuy nhiên, theo Thiếu tá Mai, mọi nổ lực minh oan cho bản thân đều bị cản trở do cái tội vạch ra hàng loạt cuộc dựng chứng từ hồ sơ giả để rút ruột xăng dầu. Vậy nên Thiếu tá Mai nói: “Tôi đã gửi đơn lên các cơ quan chức năng Trung ương, tố cáo hàng loạt sai trái của ông Trần Đức Việt”.

Theo thông tin chúng tôi có được, Bộ Công an đã vào cuộc bằng quyết định số 2484/QĐ-BCA-X05 ngày 10.4.2019 do Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an ký. Cùng đó, ngày 23.5 Bộ Công an đã ký văn bản gia hạn thời gian xác minh nội dung tố cáo đối với Đại tá Trần Đức Việt thêm 30 ngày với nhiều vấn đề về tài chính, dựng khống hồ sơ… và nhiều tiểu mục liên quan. Các đầu việc được giao cho giao Thanh tra Bộ Công an, Cục Kế hoạch và Tài Chính có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo, kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý. Phát biểu với báo chí, ông Việt cho hay những nội dung trong đơn thư tố cáo nhắm đến bản thân đang được Bộ Công an xác minh làm rõ. Do vụ việc đang trong thời gian xác minh nên bản thân không nêu bất cứ quan điểm gì.

Bài 1: Chống tham nhũng và nỗi oan bị vu khống tham ô 10 quần lót nữ

Bài và ảnh: Anh Sơn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 2: Có thật tham nhũng 899 triệu đồng?