Chính phủ Pháp ngày 31.8 công bố quyết tâm sửa đổi Luật Lao động để giải quyết tỷ lệ thất nghiệp 9,5 % và tăng trưởng kinh tế, nhưng đây cũng là một bài thuốc thử cho ông Emmanuel Macron, vị Tổng thống Pháp 39 tuổi đang bị giảm uy tín.
Theo báo Guardian, chính phủ ra 5 sắc lệnh để sửa Luật Lao động. Sắc lệnh hành pháp là một công cụ Hiến pháp, cho phép chính phủ thông qua những sửa đổi, mà không cần bỏ phiếu hoặc tranh luận ở quốc hội.
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe mô tả những sửa đổi là “đầy tham vọng, có cân nhắc và công bằng”, nhằm giải quyết nạn thất nghiệp và “chỉnh đốn đất nước”.
Mục tiêu của chính phủ là giảm tỷlệ thất nghiệp xuống khoảng7%khi ông Macron mãn nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2022.Vị Thủ tướngcòn nói chính phủ trung dung và Tổng thống Macron đã được cử tri trao cho một nhiệm kỳ để sửa Luật Lao động.Nhưng chính phủ cũng đã có 3 tháng tham vấn với lãnh đạo doanh nghiệp, các công đoàn, đại diện nhân công.
Thủ tướng nói: “Dù tình hình khẩn cấp, chúng tôi đã lắng nghe và tôn trọng cũng như bàn luận về những thay đổi với các công đoàn, các tổ chức của người lao động”.
Ông Philippe cùng Bộ trưởng Lao động nêu 4 điều chỉnh trong các sắc lệnh là kết quả của hàng trăm giờ đàm phán.
Ưu tiên chính là nới lỏng những quyđịnh bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn sử dụng một nửa nguồn lao động ở Pháp, bằng cách cho các doanh nghiệp này linh động hơn trong việc tuyển dụng và sa thải nhân công.
Trong tương lai, các công ty có không quá 20 nhân viên sẽ có thể thương lượng trực tiếp với người lao động về điều kiện làm việc, bỏ qua khâu đàm phán với công đoàn.
Sẽ có những khoản bồi thường nếu nhân công bị đuổi việc với lý do không chính đáng, nhưng thời gian để nhân công khiếu kiện bị đuổi việc giảm từ 2 xuống còn 1 năm.
Luật sửa đổi cũng nhằm chấm dứt văn hóa “có việc làm vĩnh viễn”, một văn hóa làm kềm hãm đà trăng trưởng kinh tế, theo nhận định của một số bộ trưởng.
Các nước châu Âu hoan nghênh kế hoạch này, vì Pháp được xem là cột trụ của khối Liên hiệp châu Âu (EU).
Nhưng vài nhà phân tích lo ngại: chính phủ Pháp "đi quá xa"khi nuôi hy vọng kích cầu kinh tế và tạo việc làm.
Luật Lao động sửa đổi bị ghi nhận làm giảm ảnh hưởng của công đoàn ở cấp công ty, khi cho phép chủ lao động có quyền thuê và đuổi việc nhân công.
Chủ lao động có nhiều quyền hơn trong thương lượng về lương bổng và các điều kiện lao động với nhân công.Như vậy là "bào mòn"quyền lực của các công đoàn lâu nay giữ quyền trong đàm phán về lương bổng và điều kiện lao động cho công đoàn viên.
Tổng liên đoàn lao động (CGT, công đoàn lớn nhất Pháp) hứa sẽ tổ chức đình công toàn quốc và biểu tình vào ngày 12.9 tới.
Đảng cực tả Không khuất phục cũng tính biểu tình ngày 23.9. Các lãnh đạo công đoàn sợ những sửa đổi sẽ khiến chủ lao động bắt nạt, gây sức ép lên công nhân.
Laurent Berger, chủ tịch Công đoàn CFDT nói các công đoàn viên lo ngại sự mất tầm ảnh hưởng của công đoàn, nhất là ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ông nói: “Chúng tôi thất vọng và đã trình Thủ tướng biết. Một điều kiện của chúng tôi là cải thiện tình hình cho nhân công. Một công ty không là tài sản riêng, mà là một tổ chức tập thể thì tiếng nói của người lao động phải được lắng nghe”.
CFDT kêu gọi 10.000 công đoàn viên biểu tình ngày 3.10 tớitại một trung tâm hội nghị ở thủ đô Paris, nhưng họ sẽ không giam gia cuộc xuống đường ngày 12.9 của CGT.
Jean-Claude Mailly, chủ tịch công đoàn Lực lượng công nhân (rất cứng rắn) thì có nhận định mang tính hòa giải hơn: có những điều nên ủng hộ chính phủ, những điều nên tránh, những điều gây bất đồng ý kiếnnên cần đàm phán tiếp.
Trước khi công bố Luật sửa đổi, Tổng thống Macron trả lời phỏng vấn của báo Le Point, nói “Pháp mở một trang mới sau 30 năm trơ ì”.
Ông nói tỷlệ thất nghiệp khoảng 7% là gần gấp đôi các đối thủ lớn ở châu Âu: “Chúng ta là nền kinh tế lớn duy nhất trong khối Liên hiệp châu Âukhông giải quyết được tình trạng thất nghiệp nặng suốt hơn 30 năm qua. Như tôi đã hứa, cải cách lần này sẽ hiệu quả để tiếp tục giảm tỷlệ thất nghiệp và chúng ta sẽ không phải quay lại chủ đề này trong suốt nhiệm kỳ của tôi".
Vị Tổng thống 39 tuổi còn nói: Luật Lao động sửa đổi là “một cuộc thay đổi sâu sắc. Nạn nhân chính của sự bất lực của chúng ta trong 30 năm là giới trẻ và người không được tuyểndụng bị thất nghiệp”.
Ông khẳng định người lao động sẽ hết cơ hội có việc làm đến cuối đời, nhưng những giai đoạn thất nghiệp sẽ là tạm thời, phù hợp việc thay đổi việc thường xuyên và được tái đào tạo.
Bích Ngọc (theo Guardian)