Trang Deutsche Welle tổng kết hơn 20 vụ phóng tên lửa, một vụ thử hạt nhân và cuộc khẩu chiến giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un với Tổng thống Mỹ Donald Trump chính là những đặc trưng chủ yếu của tình hình bán đảo Triều Tiên trong năm 2017
Khi tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, ông Donald Trump đã tuyên bố sẵn sàng trực tiếp gặp ông Kim Jong-unvà nhấn mạnh “sẽ nói chuyện với bất cứ ai”. Tuyên bố này đã đem lại hy vọng rằng ông Trump sẽ đem lại động lực mới để tìm ra giải pháp làm dịucăng thẳng ở bán đảo Triều Tiên vốn kéo dài lâu nay.
Tuy nhiên, hy vọng đã tan biến khi ông Trump chính thức bước chân vào Nhà Trắng. Ngay trong ngày 3.1.2017, ông Trump đã viết trên Twitter: “Triều Tiên tuyên bố đang ở trong giai đoạn cuối của quá trình phát triển vũ khí hạt nhân có khả năng vươn đến Mỹ. Điều đó sẽ không xảy ra”. Đoạn tweet này đã thể hiện lập trường của ông với Bình Nhưỡng trong suốt năm 2017.
Triều Tiên bỏ ngoài tai lời cảnh báo của Tổng thống Trump. Vào tháng 2, nước này đã có lần phóng tên lửa đầu tiên, khởi đầu cho hàng loạt vụ phóng sau đó.
Tổng cộng, Triều Tiên đã có hơn 20 lần phóng tên lửa, trong đó có 3 lần là tên lửa liên lục địa, và thực hiện vụ thử hạt nhân thứ 6, trong năm 2017. Chưa có quốc gia nào làm được điều này chỉ trong vòng một năm. Sau vụ thử gần nhất ngày 29.11, truyền thông Triều Tiên tuyên bố nước này đã hoàn thành chương trình hạt nhân.
Theo ông Eric Ballbach (Đại học Free,Berlin, Đức): “Nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ thấy vui với sự thể hiện của nước này trong năm nay. Họ đã đạt được mục tiêu chiến lược theo đuổi hàng thập niênqua”.
Cuộc khẩu chiến
Năm nay chứng kiến cuộc khẩu chiến dữ dội giữa lãnh đạo Mỹ - Triều. Bình Nhưỡng trước nay vẫn được biết đến là luôn có giọng điệu chỉ trích, đặc biệt nhắm vào Seoul và Washington, nhưng đáng chú ý là Tổng thống Trump đã có lời lẽ đáp trả.
Ví dụ khi Triều Tiên vào ngày kỷniệm Quốc khánh Mỹ (4.7) tuyên bố đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa, ông Trump đã đáp trả bằng dòng tweet: “Triều Tiên lại vừa phóng một tên lửa. Chẳng lẽkhông có gì tốt hơn để làm trong đời sao?”.
Lãnh đạo Bình Nhưỡng đã lập tức lên tiếng phản pháo, nói rằng vụ phóng tên lửa là “quà” gửi đến Mỹtrong ngày Quốc khánh.
Sau khi Triều Tiên hoàn thành vụ phóng tên lửa liên lục địa lần 2vào cuối tháng 7, Tổng thống Trump ngầm đe dọa dùng đến biện pháp quân sự. Ông cảnh cáo nếu nước này tiếp tục khiêu khích, họ sẽ nhận lấy “lửa và cơn giận dữ mà thế giới chưa từng thấy”.
Và Bình Nhưỡng sau đó đã tuyên bố chuyện tham gia đàm phán với Mỹ là bất khả thi. Nước này còn đe dọa phóng tên lửa đến đảo Guam, nơi có hàng ngàn binh sĩ Mỹ đang đóng quân.
Cuộc khẩu chiến nhanh chóng leo thang vào tháng 9. Trong bài phát biểu đầu tiên trước Liên Hợp Quốc, Tổng thống Trump gọi ôngKim Jong-un là “người tên lửa nhỏ bé”.
Theo ông Ballbach, những lời lẽ khiêu khích của Tổng thống Mỹ là thứ Triều Tiên cần. Ông giải thích ngay cả ở một đất nước theo chế độ độc tài như Bình Nhưỡng thì tầng lớp lãnh đạo cũng phải chứng minh được sự cần thiết phải đổ nhiều công sức cho chương trình hạt nhân với người dân, và một mối đe dọa từ bên ngoài là lý do tốt.
Thế lưỡng nan
Cũng theo ông Ballbach, chuyện hai bên không hề có cuộc đàm phán chính thức nào khiến rủi ro xảy ra tính toán sai lầm rất cao.
Ông cho biết: “Trong năm 2017 có cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn lớn nhất từ trước đến nay, và Triều Tiên cũng có nhiều vụ phóng tên lửa nhất. Trong tình cảnh còn rất ít kênh trao đổi công khai, tình hình này có thể dẫn đến chuyện hiểu sai, và làm bùng nổ đối đầu quân sự”.
Tuy nhiên, đây lại đang là cơ hội để bắt đầu một vòng đàm phán mới. Ông Ballach giải thích: “Trớ trêu thay, tình hình hiện tại tạo cơ hội để các bên ngồi lại nói chuyện. Triều Tiên nhấn mạnh họ đã hoàn thành chương trình hạt nhân, điều này cho phép họ hạn chế thực hiện thêm những vụ phóng thử tên lửa trong tương lai gần”.
Cẩm Bình (theo Deutsche Welle)