Ngày 26.12, điện Kremlin đã chính thức đánh tiếng muốn trở thành trung gian hòa giải cho Mỹ và Triều Tiên, trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng cao.
"Việc Nga sẵn sàng mở đường để xuống thang căng thẳng là điều rõ ràng", ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên điện Kremlin thông báo.
Tuy nhiên, ông Peskov cũng cho hay "chúng tôi không thể trở thành một trung gian hòa giải giữa hai nước nếu chỉ chúng tôi muốn, điều đó là không thể, chúng tôi cần cả hai bên sẵn sàng".
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 25.12 đã lặp lại lời kêu gọi Washington và Bình Nhưỡng bắt đầu đối thoại trực tiếp với nhau và khẳng định Moscow sẵn sàng điều phối cho cuộc đàm phán.
Ông Lavrov hôm 26.12 cũng đã điện đàm trực tiếp với người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson để thúc giục Washington đồng ý mở ra lộ trình đàm phán ngoại giao, theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ. Ngoại trường Larov cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng hành động đe dọa lẫn nhau giữa Mỹ và Triều Tiên cũng như những cuộc tập trận chung của Mỹ với Hàn Quốc khiến con đường đàm phán giữa hai nước đi vào bế tắc.
Động thái liên tục này được Nga đưa ra chỉ vài ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tuần trước áp lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên để phản ứng trước vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa gần đây. Bình Nhưỡng gọi biện pháp trừng phạt mới này là hành động chiến tranh, đồng nghĩa với phong tỏa kinh tế toàn diện.
Dù Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí tăng trừng phạt Nga nhưng Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasilly Nebenzia cũng chỉ trích nghị quyết do Mỹ đệ trình này liên quan đến điều khoản trục xuất lao động Triều Tiên về nước, mà chỉ được sửa lại vài giờ trước khi bỏ phiếu thông qua. Theo ông Nebenzia thì khoảng thời gian 24 tháng để trục xuất người lao động Triều Tiên về nước là "khoảng thời gian tối thiểu có thể chấp nhận để giải quyết các vấn đề hậu cần của chuyện này". Hiện tại Nga có khoảng 40.000 lao động Triều Tiên sinh sống, làm việc và học tập. Lao động Triều Tiên ở nước ngoài là một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Bình Nhưỡng.
Cuộc bầu cử đã nhất trí, nhưng đã chỉ trích quyết định này, nói rằng Mỹđã vội vã thông qua một số sửa đổi vào phút chót nhằm vào các công nhân Triều Tiên ở nước ngoài.
Dù các nhà ngoại giao Mỹ nói họ đang theo đuổi giải pháp ngoại giao, nhưngTổng thống MỹDonald Trump cho rằng Bình Nhưỡng phải cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân trước khi có bất cứ cuộc đối thoại nào có thể bắt đầu. Ngược lại, Bình Nhưỡng tuyên bố chỉ đàm phán khi nào Mỹ công nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân và dừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc lại.
Quan điểm của Moscow là không mới khi từ lâu họkêu gọi Mỹ và Triều Tiên thương lượng nhằm giảm căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên đang theo đuổi.
Ái Vi (theo CNN)