Kẻ lừa đảo thường đánh vào lòng tham, ham đồ rẻ và miễn phí của nhiều người.

Bán số lô đề trăm phát trăm trúng và hơn 15 trò lừa đảo người dùng Internet

06/05/2020, 15:06

Kẻ lừa đảo thường đánh vào lòng tham, ham đồ rẻ và miễn phí của nhiều người.

1. Người nước ngoài gửi tiền về Việt Nam

Kẻ lừa đảo chuyên nghiệp (thường là dân châu Phi kết hợp với người trong nước), dùng Facebook với tên ngoại quốc, giả làm lính hay bác sĩ Mỹ, kết bạn với những phụ nữ cô đơn rồi tán tỉnh thời gian dài, hoặc chat tào lao, lừa tình và vờ gửi tiền, quà đồ giá trị về Việt Nam, sau đó bắt chuyển tiền cho nhân viên hải quan mới được nhận. Sau khi thu về vài trăm triệu đến vài tỉ và bị phát hiện lừa đảo, bọn chúng sẽ biến mất.

Nay có thêm chiêu trò mới là giả sắp chết, có tài sản bên nước ngoài gửi về Việt Nam để làm từ thiện nhưng cũng yêu cầu bạn chuyển phí hải quan mới nhận được.

2. Bán số lô đề trăm phát trăm trúng

Biết được kết quả lô đề thì dại gì báo cho người khác? Nếu người mua may mắn mua số trúng đề, kẻ lừa đảo sẽ xin ít lộc, còn trượt thì lặn mất tăm.

3. Đổi tiền giả nhưng đòi tiền cọc trước

Việc rao bán tiền giả là chiêu lừa đánh vào lòng tham của những người ngây thơ và xem thường pháp luật. Nếu muốn có được cọc tiền giả thì người muốn đổi phải đặt cọc trước 10%, 20%. Bọn lừa đảo yêu cầu đặt cọc bằng hình thức gửi mã thẻ cào game Vcoin hoặc thẻ cào điện thoại, sau cắt liên lạc và chặn Facebook. Khi biết bị lừa thì không dám kiện ai vì bản thân vi phạm pháp luật.

4. Thanh lý xe nhập lậu, trốn thuế, cũng đòi tiền cọc trước

Để tạo lòng tin, kẻ lừa đạo tạo ra fanpage với nhiều hình ảnh xe máy còn mới nguyên và người mua xe đang thanh toán tiền. Thậm chí giả cả văn bản của Văn phòng Chính phủ yêu cầu hải quan thanh lý xe để ủng hộ từ thiện. Nạn nhân tham của rẻ, mua bán vi phạm pháp luật nên biết bị lừa tiền cũng không dám kiện ai.

5. Ngồi nhà xem video được tiền

Chủ yếu lừa nạn nhân tải ứng dụng nào đó, bắt bỏ tiền đầu tư, sau đó xem mờ mắt lời chả thấy tiền đâu hoặc chả thấm vào đâu so với số tiền bỏ ra.

6. Kinh doanh tiền ảo đa cấp (lấy tiền người sau trả người trước, lãi suất 30%- 50% một tháng)

Kẻ lừa đảo có tổ chức ở nước ngoài, trình độ học thức, am hiểu pháp luật, thường ăn mặc như doanh nhân, chụp ảnh với siêu xe, khoe kiếm tiền tỉ, vốn ít lãi nhiều, đánh vào lòng tham người khác. Chúng rất nguy hiểm vì người bị lừa thường rất bảo thủ với số đông, hung hãn và sẵn sàng chửi bới người khác.

7. Mua hàng đa cấp về bán rồi ôm xô

Suốt ngày chụp ảnh với siêu xe sang chảnh, hàng hiệu, khoe thu nhập 100 - 300 triệu một tháng. Những người đứng đầu công ty đa cấp giới thiệu bí quyết bán hàng (mỹ phẩm, thực phẩm chức năng) thành công khiến bạn ham hố, đặt cọc tiền mua về bán nhưng thất bại vì chất lượng hàng rất kém.

8. Chuyển hàng về nhà cho học sinh, sinh viên, bà mẹ làm thêm

Dụ người khác xâu vòng, xếp sao, làm tranh đính đá… tại nhà với tiền công cao. Nhận tiền cọc xong, kẻ lừa đảo không chuyển hàng rồi lặn mất tăm, hoặc không trả công vì chê sản phẩm không đạt yêu cầu khi đã đạt mục đích bán hàng của mình.

9. Bình luận từ 1-20 nhận iPhone

Các mẹ tranh nhau một hồi rồi nhường nhau, từng người bình luận từ 1-20 để được tặng iPhone. Cuối cùng, kẻ lừa đảo yêu cầu chuyển tiền ship nhưng không giao iPhone.

10. Tổ chức đi du lịch chùa miễn phí, bán hàng kém chất lượng

Bọn chúng thường tổ chức cho các cụ đi du lịch chùa miễn phí (tầm 11-12 giờ trưa), đưa vào một địa điểm đã chờ sẵn để bán hàng gia dụng với giá cắt cổ. Do đói lả người nên một số cụ phải mua cho nhanh để kết thúc chương trình còn đi ăn.

11. Bán hàng giá gấp 10 - 20 lần

Mang hàng về các làng, xã bán giá tăng gấp 10 - 20 lần, lừa đảo người dân thiếu hiểu biết.

12. Bán sản phẩm của người khác giá cực rẻ, lừa lấy tiền cọc

Một số đối tượng chuyên lấy ảnh sản phẩm của người khác đăng bán với giá cực rẻ, dụ con mồi gửi tiền cọc rồi khóa Facebook và số điện thoại. Đối tượng mà kẻ lừa đảo nhắm đến là người buôn bán hay mua quần áo, điện thoại, khẩu trang, âm thanh, đồ điện tử…

14. Đăng bán hàng loại 1 giá rẻ, khuyến mãi sốc nhưng giao hàng loại 2

Những ai mua thuốc bổ, vitamin, quần áo, phụ kiện, son và mỹ phẩm có thể bị mắc bẫy vì ham của rẻ. Tốt nhất không đặt cọc tiền, mang hàng ra kiểm tra khi shipper giao, nếu không đúng thì không thanh toán, trả lại.

15. Tặng miễn phí thiết bị công nghệ nhưng yêu cầu chuyển tiền ship và bảo hành trước

Tạo fanpage với thông điệp “Tặng miễn phí 1.000 máy đọc sách Kindle”, kẻ lừa đảo khiến hàng ngàn dân mạng sập bẫy và chuyển khoản cho hắn mỗi người 95.000 ngàn đồng.

Ngoài ra còn có những kiểu lừa đảo phổ biến khác như gửi tin nhắn trúng iPhone, SH; thông báo nợ cước viễn thông; giả danh điều tra viên của Bộ công an, Viện Kiểm soát, Tòa án đang điều tra vụ mua bán ma túy lớn hay rửa tiền...

Lừa đảo thông báo nợ cước viễn thông:

Giả danh điều tra viên của Bộ công an, Viện Kiểm soát, Tòa án lừa tiền:

Kết quả xổ sổ kiến thiết được người Việt tìm nhiều nhất Google tuần qua: Nên buồn hay vui?

Xem phim người lớn thường xuyên bằng kính thực tế ảo: Hại não và mắt

Nguyễn Loan

Bài liên quan
Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo thông qua các nhóm chat đầu tư chứng khoán
Theo Bộ Công an, kẻ lừa đảo đã lập các nhóm chat, giả danh chuyên gia để dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt website, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trong 2 năm, Tập đoàn Thuận An trúng nhiều gói thầu thuộc chương trình đặc biệt của Chính phủ
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Trong 2 năm (2022 - 2023), Tập đoàn Thuận An phát triển rất nóng, trúng nhiều gói thầu với tổng giá trị 18.000 tỉ đồng. Trong đó có những gói thầu thuộc nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau COVID-19.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bán số lô đề trăm phát trăm trúng và hơn 15 trò lừa đảo người dùng Internet