Những chia rẽ cơ bản trong cuộc chiến ở Ukraine của phương Tây cho đến nay bị che lấp bởi sự đoàn kết và cảm xúc dâng tràn ban đầu, nhưng những rạn nứt này đang xuất hiện rõ rệt.

Báo Anh: Châu Âu ngoài mặt thì đoàn kết nhưng bên trong đang bị phân hóa với lệnh trừng phạt Nga

Anh Tú (theo Telegraph) | 24/05/2022, 12:28

Những chia rẽ cơ bản trong cuộc chiến ở Ukraine của phương Tây cho đến nay bị che lấp bởi sự đoàn kết và cảm xúc dâng tràn ban đầu, nhưng những rạn nứt này đang xuất hiện rõ rệt.

Theo Telegraph, Phó thủ tướng Đức Robert Habeck trong cơn giận dữ ở Davos, đã cáo buộc Hungary và các quốc gia ngoan cố khác đang làm tê liệt các nỗ lực của phần còn lại của EU nhằm đưa ra lệnh cấm vận chính thức với dầu mỏ Nga.

Ông Habeck, người từng giữ chức Bộ trưởng Kinh tế, cho biết Đức ít nhiều đã sẵn sàng chịu đựng cú sốc về việc cắt giảm toàn bộ lượng dầu nhập khẩu của Nga nhưng những nước khác lại muốn tiếp tục như thể không có gì thay đổi. Ông nói: “Tôi mong mọi người làm việc để tìm ra giải pháp, chứ không phải ngồi xây dựng lại mối quan hệ đối tác của họ với Putin".

Yuriy Vitrenkio, người đứng đầu tập đoàn năng lượng Ukraine Naftogas, cho biết những kẻ vứt rác đang yêu cầu miễn trừ lệnh cấm vận là giả dối. Ông nói: “Những gì họ thực sự muốn là tự do mua dầu giảm giá của Nga". (Dù ông Vitrenkio không đề cập đích danh nhưng 4 nước NATO là Hungary, Bulgaria, Czech và Slovakia đều lên tiếng đòi EU phải cho họ được đặc cách không sớm tham gia lệnh trừng phạt).

Những chia rẽ cơ bản trong cuộc chiến ở Ukraine của phương Tây cho đến nay bị che lấp bởi sự đoàn kết và cảm tính trào dâng, nhưng những rạn nứt này đang xuất hiện rõ rệt.

Người ta nghi ngờ liệu phương Tây có thể duy trì một mặt trận thống nhất để theo đuổi cuộc chiến tranh sâu rộng như vậy với mục tiêu chuyên chế hay không. Ông Eric Cantor, cựu lãnh đạo đa số của đảng Cộng hòa (2011-2014) tại Hạ viện Mỹ cho biết họ sẽ yêu cầu các biện pháp trừng phạt thứ cấp chống lại các quốc gia khác, dù đẩy phương Tây đối đầu với Trung Quốc, Ấn Độ và gần 60 quốc gia từ chối ủng hộ một nghị quyết của Liên Hợp Quốc lên án Nga.

Bộ trưởng Năng lượng của Ấn Độ, ông Shri Hardeep Puri, đã gạt bỏ các đề xuất rằng New Dehli nên ngừng mua dầu của Nga. “Người châu Âu mua năng lượng của Nga vào một buổi chiều còn nhiều hơn chúng tôi trong một quý”, ông Puri nói ở Davos.

Ả Rập Saudi và các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ thuộc OPEC đã nói rõ rằng họ sẽ không sử dụng năng lượng dự phòng của mình để bù đắp nguồn cung dầu thiếu hụt từ Nga, ước tính khoảng 1 triệu thùng / ngày vào cuối tháng 4. Điều này khiến cho việc lấp đầy khoản thiếu hụt là cực kỳ khó khăn nếu châu Âu cắt giảm việc mua các thùng dầu của Nga.

Francisco Blanch từ Bank of America cho biết thị trường dầu hiện đang cực kỳ căng thẳng. “Kho bình ổn năng lượng sắp hết. Tồn kho dầu thô đang giảm xuống mức thấp nguy hiểm trên khắp Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á. Hàng tồn kho cũng đã giảm xuống mức bấp bênh đối với các sản phẩm chưng cất trung gian và thậm chí là xăng khi thị trường đang bước vào cao điểm của mùa lái xe ở Mỹ”, ông nói.

Trừ khi có một cuộc suy thoái toàn cầu và nhu cầu bị cắt giảm dữ dội, giá dầu thô mới không tăng cao hơn. Fatih Birol, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết: “Chúng ta đang không sống trong một thế giới mơ ước: chúng ta phải thay thế lượng dầu đã mất bằng dầu khác.

Ông Birol nói rằng khối các quốc gia giàu có của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD đang giải phóng 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày để ổn định thị trường và cho đến nay đã cạn kiệt 9% dự trữ của họ. Đây là trước khi lệnh cấm vận của châu Âu đối với Nga bắt đầu. “Mùa đông năm nay ở châu Âu sẽ rất khó khăn”, ông Birol bi quan.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
33 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Anh: Châu Âu ngoài mặt thì đoàn kết nhưng bên trong đang bị phân hóa với lệnh trừng phạt Nga