Ngày 30.9, Nga mở đợt không kích quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria, mở màn sự can thiệp quân sự lớn nhất vào Trung Đông từ hàng chục năm nay. Cuộc không kích này dẫn đến nguy cơ chiến đấu cơ Nga-Mỹ đâm nhau trên trời Syria, theo Newsweek.

Báo Mỹ: Nguy cơ chiến đấu cơ Nga-Mỹ đâm nhau trên trời Syria

Một Thế Giới | 01/10/2015, 14:12

Ngày 30.9, Nga mở đợt không kích quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria, mở màn sự can thiệp quân sự lớn nhất vào Trung Đông từ hàng chục năm nay. Cuộc không kích này dẫn đến nguy cơ chiến đấu cơ Nga-Mỹ đâm nhau trên trời Syria, theo Newsweek.

Chiến đấu cơ của liên minh quân sự chống IS do Mỹ dẫn đầu đã và đang không kích IS, nên sự tham gia của máy bay Nga khiến bầu trời Syria trở nên chật hẹp, rất dễ xảy ra nguy cơ chiến đấu cơ Nga-Mỹ đâm nhau trên trời Syria.
Mỹ nói tướng Nga cảnh báo "hỗn xược"

Newsweek kể: chuyện ở Baghdad cứ như trong phim: 9 giờ sáng 30.9, một tướng Nga vào Sứ quán Mỹ ở thủ đô Iraq. Ông cảnh báo: Mỹ nên tránh không phận Syria, vì Nga sắp bắt đầu ném bom IS. Vị tướng này không nói chiến dịch của Nga kéo dài bao lâu.

Nhưng các quan chức Mỹ cho biết: Mỹ phớt lờ cảnh cáo của Nga, bất chấp sự lo ngại cho an toàn của phi công Mỹ bay tốc độ cao trên không phận hạn hẹp Syria để tấn công IS.

Các quan chức Mỹ cho biết: cùng ngày 30.9, quân đội Mỹ cũng tiến hành ít nhất một cuộc không kích, và họ không cho Nga biết Mỹ sẽ không kích ở đâu, lúc nào.  

Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói: “Liên minh sẽ tiếp tục các phi vụ ném bom ở Syria và Iraq, như hôm nay chúng tôi đã tiến hành”.

Theo Washington Times, ông Carter nói: việc Điện Kremlin quyết định không kích IS là “đổ dầu vào lửa”.  

Ông cũng trách cung cách “thông báo hỗn xược” của Nga cho Mỹ biết trước vụ không kích chỉ một giờ. 
>> Toà nhà 8B Lê Trực: “Dự án được Bộ Quốc phòng cho phép“
>> Ông Phó TGĐ “lĩnh lương gần 1 tỉ mỗi năm mà không kiếm được xu tài trợ nào” lên tiếng
>> Nguyễn Chánh Tín sa cơ, ở nhà thuê, bán quán nhậu sống qua ngày
Ông Carter nói Nga một mặt đánh IS nhưng một mặt cũng để bảo vệ chế độ Tổng thống Syria Bashar Assad khỏi bị lực lượng nổi dậy “Quân đội Syria tự do” lật đổ.

Mỹ và đồng minh nói Nga không kích quân nổi dậy chống chế độ Assad gần thành phố Homs, Latakia  và có thể ở tỉnh Hama, chứ không  tấn công các mục tiêu IS.

Các quan chức  Nga nói họ chỉ tấn công IS. Tỉnh Homes rất cần thiết để chế độ Assad kiểm soát miền tây Syria.

Quân nổi dậy nếu chiếm được vùng này sẽ chặn được đường rút của ông từ Damascus về hai thành phố biển Latakia và Tartus, hai nơi có căn cứ không quân và và một cơ sở hải quân của Nga.

Nga đã triển khai chiến đấu cơ đến căn cứ Latakia, một hậu cứ của ông Assad, sau khi quân Syria thua ở nhiều mặt trận.
Tổng thống Putin quyết bảo vệ đồng minh Assad

Những cuộc không kích của Nga-Mỹ đẩy nội chiến Syria 4 năm rưỡi nay vào thời kỳ bất ổn mới, vào lúc Tổng thống Nga Vladimir Putin hành động cứng rắn để nắm tầm ảnh hưởng ở vùng Trung Đông.

Ông Putin sau khi được 162 nghị sĩ thượng viện Nga nhất trí chấp thuận, đã ra lệnh  không kích IS, theo yêu cầu của ông Assad: Nga hỗ trợ quân sự cho chế độ của ông.

Ông Putin nói sự liên quan quân sự của Nga ở Trung Đông sẽ chỉ liên quan không quân và sẽ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Ông nói: một trong những lý do Nga liên quan, là vì cần chặn những người Nga chiến đấu cho IS sau này có thể về Nga gây rối.

Bộ quốc phòng Nga nói đã tiến hành 20 chuyến xuất kích ở Syria, đánh trúng 8 mục tiêu IS, phá hủy một cơ sở chỉ huy của IS và một trung tâm điều hành ở một vùng núi.
Nga-Mỹ sẽ họp khẩn để tránh trường hợp chiến đấu cơ Nga-Mỹ đâm vào nhau 

Washington và Moscow đều quan ngại nguy cơ chiến đấu cơ Nga-Mỹ đâm vào nhau khi hoạt động không có sự điều phối giữa 2 lực lượng. Nguy cơ này chỉ có thể tránh được từ những quyết định vào phút chót.

Nhưng một quan chức quân sự Mỹ giấu tên, nói: “Bạn nào có thời giờ báo cáo lên cấp tổng thống, khi 2 máy bay bay sát nhau ở tốc độ 20 dặm/phút”.

Ít ra cho đến nay, mức độ xảy ra nguy cơ trên rất nhỏ, xét theo địa lý: chiến đấu cơ Nga-Mỹ bay ở những vùng khác nhau.  Phần nào do họ chọn mục tiêu khác nhau:  

Mỹ tập trung đánh IS cùng các tổ chức Hồi giáo cực đoan khác như Mặt trận Nusra (một nhánh của Al Qaeda) và Khorasan từ tháng 7. Theo Newsweek, cho đến nay Mỹ chưa tấn công chế độ Assad.

Liên minh quân sự quốc tế chống IS được lập, sau một thỏa thuận giữa nhiều cường quốc phương tây ở hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 5.9.2014.

Cựu trung tướng không quân Mỹ Dave Deptula, nói các nguy cơ này cũng ít, vì chiến dịch không kích của Mỹ rất hạn chế.

Nga triển khai chiến đấu cơ đến Syria có khả năng không chiến, cùng máy bay cường kích chuyên đánh các mục tiêu dưới đất, như đã tiến hành hôm 30.9.

Tuy nhiên, nhà phân tích Paul Schwartz của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ)  bác bỏ nguy cơ cận chiến Nga-Mỹ ở Syria. Ông hy vọng hai bên sẽ tìm ra cách tránh nguy cơ đâm va vào nhau.

Mỹ nói hôm 1.10: sẽ xúc tiến đối thoại quân sự với Nga, để tìm cách tách xa chiến đấu cơ Mỹ-Nga. Hai vị Ngoại trưởng Nga-Mỹ Sergei Lavrov và John Kerry nói hai bên sẽ sớm gặp nhau, bàn tình hình Syria.

Ngày 28.9, ông Putin đã nói chuyện với Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, và hai ông đồng ý quân đội hai bên phải đối thoại để tránh xung đột ở Syria.

+Việc Nga và Pháp quyết định không kích IS ở Syria nâng tổng số nước đánh bom trong lãnh thổ nước này năm 2013 lên 13 nước.  

+ Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố Pháp tiến hành cuộc không kích IS đầu tiên hôm 27.9.

+ Theo Newsweek, lực lượng trung thành với ông Assad dùng  bom thùng phi ném vào quân nổi dậy từ khi cuộc nội chiến bùng nổ hồi tháng 3.2011 cho đến nay.

+ Hồi tháng 8, nữ đại sứ Mỹ ở LHQ Samantha Power nói chế độ Assad đã dội hơn 2.000 bom thùng phi ở khắp Syria tính từ tháng 7.   

Bảo Vĩnh (Theo Newsweek)
>> Phước Sang đã bị siết nợ ngôi biệt thự sang trọng!
>> Cháy nhà: cứu mẹ hay cứu bạn gái trước?
>> Clip: Mặc bikini được đổ xăng miễn phí
>> Putin - Obama căng thẳng ngay trên bàn tiệc
>> Ở nơi hàng ngàn con bò được đóng bảo hiểm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Mỹ: Nguy cơ chiến đấu cơ Nga-Mỹ đâm nhau trên trời Syria