Bệnh nhân 456 là bệnh nhân nữ, 57 tuổi, trú ở đường Hải Phòng, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, được Bộ Y tế công bố dương tính với COVID-19 vào sáng ngày 30.7, cách ly điều trị tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng. Vì tình trạng bệnh xấu đi rất nhanh nên Bệnh viện Hoàn Mỹ đã chuyển ca bệnh này ra Bệnh viện Trung ương Huế điều trị.

Bên cạnh các ca bệnh trở nặng vẫn có ca bệnh hồi phục thần tốc

02/08/2020, 15:51

Bệnh nhân 456 là bệnh nhân nữ, 57 tuổi, trú ở đường Hải Phòng, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, được Bộ Y tế công bố dương tính với COVID-19 vào sáng ngày 30.7, cách ly điều trị tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng. Vì tình trạng bệnh xấu đi rất nhanh nên Bệnh viện Hoàn Mỹ đã chuyển ca bệnh này ra Bệnh viện Trung ương Huế điều trị.

Hầu hết các ca bệnh trở nặng đều mang trong người nhiều bệnh lý nền nguy hiểm - Ảnh: QS

Khi nhập viện Trung ương Huế điều trị, bệnh nhân này đã trong tình trạng suy hô hấp phải đặt nội khí quản, cho thở máy, với hàng loạt triệu chứng đi kèm. Lúc mới nhập viện Trung ương Huế, các bác sĩ nhận định đây là ca bệnh rất khó, tiên lượng xấu. Tuy nhiên, sau 2 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân đã cải thiện bất ngờ, hồi phục rất nhanh chóng.

Đến nay, Bệnh nhân số 456 đã cai được thở máy, rút nội khí quản, bệnh nhân có thể tự thở đều, không cần dùng vận mạch, ngưng lọc máu, huyết áp và khí máu nằm trong giới hạn cho phép. Dù vẫn chưa hoàn toàn phục hồi khi X Quang phổi vẫn thấy thâm nhiễm kẻ lan tỏa 2 bên nhưng các bác sĩ rất tin tưởng vào khả năng bệnh nhân này sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hoàn toàn.

Bệnh viện Trung ương Huế liên tục tiếp nhận và điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ Đà Nẵng ra - Ảnh: QS

Một bác sĩ điều trị cho bệnh nhân 456 cho hay, bệnh nhân này hồi phục nhanh như vậy là vì không mang bệnh lý kèm theo, chỉ bị suy hô hấp do tác động của virut SARS-CoV-2. Đối với các bệnh nhân khỏe mạnh, không có bệnh lý nặng đi kèm, khả năng hồi phục là hoàn toàn có thể vì nằm trong tầm kiểm soát của các bác sĩ.

“Hầu hết các ca bệnh nặng do nhiễm COVID-19 là do mang bệnh lý đi kèm, hầu hết các bệnh lý đi kèm rất nghiêm trọng như suy thận, suy gan, tiểu đường…khi nhiễm thêm COVID-19 sẽ rất khó cho quá trình điều trị. Các bệnh đó gọi là bệnh nặng nhiễm COVID-19 chứ không phải vì nhiễm COVID-19 mà bệnh trở nên nặng”, bác sĩ trên phân tích.

Các chuyên gia tập trung hội chẩn điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế - Ảnh: QS

Các ca bệnh có bệnh lý đi kèm thường trở nặng rất nhanh, như trường hợp bệnh nhân 524 (86 tuổi, ở Quảng Nam), bệnh nhân này chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế ngày 31.7 trong tình trạng tỉnh lơ mơ, suy kiệt sức khỏe. Đến sáng ngày 1.8, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, tuy nhiên đến tối cùng ngày thì trở nặng, ngưng tuần hoàn, ngưng hô hấp và tử vong.

Hiện nay, Bệnh viện Trung ương Huế đang tiếp nhận hơn 20 ca bệnh chuyển đến từ Đà Nẵng và Quảng Nam, trong đó có những ca rất nặng. Có 7 ca bệnh phải thở máy, hầu hết những ca bệnh nặng đều mang trong mình bệnh lý đi kèm, đa số là bị suy thận hoặc tiểu đường. Các bác sĩ phải thường xuyên theo sát các ca bệnh để phòng trường hợp bệnh trở nặng khẩn cấp.

Quế Sơn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
33 phút trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bên cạnh các ca bệnh trở nặng vẫn có ca bệnh hồi phục thần tốc