Theo thông tin của Bộ GD-ĐT, vào chiều ngày 29.11, bộ sẽ công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Giáo dục

Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung 17:51 28/11/2023

Theo thông tin của Bộ GD-ĐT, vào chiều ngày 29.11, bộ sẽ công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Thời gian qua, phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là thông tin được các nhà trường, học sinh và phụ huynh quan tâm. Và năm 2025 là năm đầu tiên các học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) sẽ tốt nghiệp bậc THPT.

Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết vào buổi họp báo vào chiều ngày 29.11, đơn vị này sẽ tổ chức họp báo chính thức công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có rất nhiều điểm khác biệt so với chương trình giáo dục phổ thông trước đó. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục cơ bản kết thúc ở bậc THCS, bậc THPT là giai đoạn giáo dục hướng nghiệp. Do đó, học sinh bậc THPT không bắt buộc phải học tất cả các môn học như chương trình cũ mà chỉ phải học bắt buộc 4 môn, gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử. Ngoài 4 môn học bắt buộc, học sinh được lựa chọn học thêm một số môn học trong các môn còn lại.

thi-thpt-2023-3.jpg
Các học sinh tham dự kỳ thi THPT 2022

Theo Bộ GD-ĐT, đây là phương án tổ chức thi gọn nhẹ, giảm tải nhất, đồng thời cũng sẽ giải quyết được tình trạng mất cân bằng của việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn khoa học tự nhiên như hiện nay.

Trong dự thảo trình Chính phủ, Bộ GD-ĐT đã xin ý kiến các địa phương, chuyên gia về số lượng môn thi phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 theo 3 phương án lựa chọn là 4+2, 3+3 và 2+2.

Trên cơ sở phân tích khách quan, Bộ GD-ĐT đề xuất thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo phương án 2+2. Nghĩa là, mỗi thí sinh thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và được lựa chọn 2 môn học trong lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Lý do tổ chức thi theo phương án này được cho là giảm áp lực thi cử cho học sinh, giảm chi phí cho gia đình các em và cả xã hội; không gây nên sự mất cân bằng giữa việc chọn khối khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên. Đồng thời, việc được chọn 2 môn tự chọn sẽ tạo điều kiện để thí sinh lựa chọn môn thi phù hợp với định hướng nghề nghiệp, năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh cùa bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

Bộ GD-ĐT đã lấy ý kiến khảo sát tại TP.HCM, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang. Kết quả, có 17.981 cán bộ, giáo viên tham gia ý kiến. Trong đó, có tới gần 60% chọn lựa chọn 2+2 môn thi.

Bài liên quan
Bộ GD-ĐT dự kiến siết xét tuyển đại học bằng học bạ
Ngày 22.11, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó, có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025