Liên quan đến việc Bộ Nội vụ cho rằng việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo, nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Quảng Nam đúng quy trình, trước đó, ông Nguyễn Tiến Thành, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ trả lời báo chí rằng sẽ yêu cầu Vụ Công chức viên chức làm rõ, báo cáo vụ việc về Bộ trước ngày 21.12.2017. Tuy nhiên, đến nay đã quá hạn hơn 3 tháng nhưng vụ việc vẫn chưa được kết luận.

Bộ Nội vụ: Chưa có kết luận vụ ‘nói’ bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo đúng quy trình

Trí Lâm | 27/03/2018, 11:24

Liên quan đến việc Bộ Nội vụ cho rằng việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo, nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Quảng Nam đúng quy trình, trước đó, ông Nguyễn Tiến Thành, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ trả lời báo chí rằng sẽ yêu cầu Vụ Công chức viên chức làm rõ, báo cáo vụ việc về Bộ trước ngày 21.12.2017. Tuy nhiên, đến nay đã quá hạn hơn 3 tháng nhưng vụ việc vẫn chưa được kết luận.

Chiều 26.3, tại buổi họp báo cung cấp thông tin định kỳ của Bộ Nội vụ, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc xử lý trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong việc Bộ này khẳng định bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo, nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Quảng Nam là đúng quy trình, ông Trương Hải Long, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chứccho biết đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có kết luận cuối cùng về vụ việc.

“Bộ Nội vụ đã thành lập tổ công tác để kiểm tra, rà soát lại việc này để làm rõ trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức liên quan. Việc rà soát, kiểm tra vẫn đang trong quá trình triển khai", ông Long nói.

Trước đó, ông Nguyễn Tiến Thành, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ trả lời báo chí rằng sẽ yêu cầu Vụ Công chức viên chức làm rõ, báo cáo trước ngày 21.12.2017. Tuy nhiên, đến nay đã quá hạn hơn 3 tháng.

Trả lời báo chí về vấn đề tinh giản biên chế, Bộ Nội vụ cho biết theo báo cáo của 29 Bộ, ngành và 57 địa phương cho thấy, đa số các Bộ, ngành, địa phương đã phê duyệt Đề án tinh giản biên chế của từng cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý và Đề án tinh giản biên chế Bộ, ngành, địa phương mình giai đoạn 2016-2021 và của từng năm theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 39-NQ/TW, Quyết định số 2218/QĐ-TTg và Chỉ thị số 02/CT-Thủ tướng.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số Bộ, ngành, địa phương chưa phê duyệt Đề án tinh giản biên chế Bộ, ngành, địa phương mình giai đoạn 2016-2021; một số Bộ, ngành, địa phương đã phê duyệt Đề án tinh giản biên chế nhưng kết quả thực hiện tinh giản biên chế đến hết năm 2017 còn thấp.

Tổng số người tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP từ năm 2015 đến ngày 28.2.2018 là 34.663 người. Tính đến thời điểm 28.2.2018, số người nghỉ hưu đúng tuổi, thôi việc theo quy định của pháp luật là 6.832 người.

Bộ Nội vụ cũng cho biết tình trạng một số địa phương sử dụng biên chế công chức vượt so với chỉ tiêu biên chế công chức được Trung ương giao hàng năm; tự ký hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập vẫn diễn ra phổ biến ở các bộ, ngành, địa phương…

Cũng tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cũng cung cấp một số thông tin về việc sáp nhập một số sở, ngành.

Theo đó, Bộ Nội vụ cho biết đang xây dựng 2 nghị định liên quan đến việc này. Các sở sẽ được phân nhóm thành sở thống nhất trong cả nước và sở giao quyền địa phương quyết định. Chính phủ sẽ giao cho địa phương quyết định việc sáp nhập, hợp nhất, thành lập một số sở và Trung ương cũng sẽ không quy định sở có bao nhiêu phòng.

Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ cũng đang xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 37/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

Về cơ cấu sở được chia thành 2 loại. Đối với 17 sở đang tổ chức thống nhất trong cả nước như hiện nay, được chia thành 3 nhóm:

Nhóm 1 là các sở được tổ chức thống nhất trên phạm vi cả nước, gồm 7 sở: Nội vụ, Tư pháp, Tài nguyên Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Thanh tra, Văn phòng UBND tỉnh.

Riêng Văn phòngUBND cấp tỉnh, nếu thực hiện thí điểm hợp nhất với Văn phòngHĐND cấp tỉnh và Văn phòngĐoàn ĐBQH thành một văn phòng tham mưu, giúp việc chung thì đổi tên thành Văn phòngchính quyền địa phương cấp tỉnh.

Nhóm 2 là các sở được quy định theo hướng giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc hợp nhất.

Nhóm 3 là các Sở được quy định theo hướng giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập.

Đối với 4 sở đặc thù, không được tổ chức thống nhất giữa các địa phương (gồm: Sở Quy hoạch - Kiến trúc thuộc UBND TP Hà Nội và TP. HCM và 3 Sở do Chính phủ quy định tiêu chí thành thành lập: Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch) thì giao UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập.

Về khung số lượng các sở sau khi sắp xếp, Bộ Nội vụ đưa ra 2 phương án. Phương án 1, quy định tổng số lượng Sở sau khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập, bảo đảm tổng số lượng sở sau khi sắp xếp không vượt quá số lượng sở hiện có.

Phương án 2 là quy định tổng số lượng sở sau khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập, bảo đảm số lượng sở tối đa của từng địa phương theo phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trong đó quy định về tiêu chí thành lập các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của sở và số lượng cấp phó của sở và các tổ chức bên trong của sở.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
3 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Nội vụ: Chưa có kết luận vụ ‘nói’ bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo đúng quy trình