Nói về vụ bạo hành trẻ em xảy ra tại nhóm trẻ độc lập tư thục Mẹ Mười (Đà Nẵng), Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đã chỉ đạo ngay cơ sở này phải dừng hoạt động và cho cô giáo ra khỏi ngành không có xem xét...
>>Trẻ bị bạo hành ở Đà Nẵng ‘không bị tổn thương về tinh thần và thể xác’?
>>Bảo mẫu bạo hành trẻ em ở Đà Nẵng là chủ nhóm trẻ gia đình
Sáng nay, tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Phùng Xuân Nhạ đã nói về việc xâm hại trẻ em tại Đà Nẵng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu về công tác xã hội hoá (đốivới ngành giáo dục - PV), 40% cơ sở tư thục. Trong tích cực ấy, có những trường mầm non, nhóm trẻ tư thục là phổ biến.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, nguyên nhân chủ yếu là sự hạn chế về điều kiện mở nhóm trẻ tư thục thiếu chặt chẽ, trong đó có giáo viên, chất lượng chưa được tuyển chọn kỹ càng. Bởi vậy, dẫn tới có những phản ứng hành động rất đáng phê phán. Hành động này thậm chí nói ở đây là trên cả khung sư phạm, vô nhân tính.
“Bản thân tôi nhìn vào hình ảnh ấy rất bức xúc. Bộ đã chỉ đạo ngay cơ sở này phải dừng hoạt động và cho cô giáo ra khỏi ngành không có xem xét” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Bộ trưởng Nhạ chia sẻ, Bộ rất cố gắng kịp thời. Chủyếu là phải nhìn hài hòa, cơ chế chính sách là quan trọng nhưng quan trọng là tổ chức thực hiện ở cơ sở.
Trong sự việc giáo viên bạo hành trẻ em tại nhóm trẻ độc lập Mẹ Mười ở Đà Nẵng, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trách nhiệm về vụ việc này thuộc địa phương, cụ thể là xã, phường sở tại, tiếp đến là cấp quản lý.
Bởi, theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục, việc cấp phép đối với nhóm tư thục này là cấp phường. Chính cơ quan này đã cấp phép về điều kiện, tiêu chuẩn và sự giám sát các điều kiện đã không đủ tiêu chuẩn.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đánh giá cao khi chính quyền Đà Nẵng đã lập tức vào cuộc và Chủ tịch UBND TPđã có chỉ đạo xử lý vụ việc này.
Nói về đạo đức người giáo viên, Bộ trưởng Nhạ chia sẻ, “đã là cô giáo thì phải đúng nghĩa là cô giáo. Trong đạo đức giáo viên mầm non, bộ đã có quy chuẩn, quy định rõ ràng. Công tác tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra kiểm định phải tăng cường thêm. Đặc biệt cần đôn đốc địa phương vì đã phân cấp. Ngoài ra cần kiểm tra sát sao, gần như khoán thì sẽ dẫn đến tình trạng đó”.
Về nhóm trường mầm non và các nhóm trẻ tư thục, Bộ đã có khảo sát và chỉ thị, chỉ đạo. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh khâu giáo viên là cơ bản, sẽ hạn chế rất nhiều.
Nói về nguyên nhân của tình trạng bạo hành trẻ em tại các trường, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, căn cơ phải bắt đầu ở thầy cô giáo. Tuy nhiên, chính quyền địa phương phải tạo điều kiện cho cô giáo, chứ không phải yêu cầu cô giáo, bởi bản thân các giáo viên phải làm việc trong môi trường căng thẳng và vất vả.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho hay, hiện Bộ đang rà soát tiêu chuẩn giáo viên, đặc biệt là tiêu chuẩn hiệu trưởng. “Hiệu trưởng không chỉ chỉ đạo tổ chức mà phải quan tâm tới đời sống của giáo viên”, Bộ trưởng Nhạ nói.
Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, hiện nay, phụ huynh không thuần túy, học sinh cũng vậy. Nhiều cháu ở nhà được gia đìnhchiều nên đến lớp các cô các thầy không dám động chạm gì. Nên rất cân nhắc tính toán để ban hành quy định những gì được phép, những gì không được phép. Nếu không cực đoan, từ trạng thái áp dụng hình phạt không phù hợp sang trạng thái không làm gì. Giáo dục nhất là lớp trẻ phải hài hòa, dạy dỗ, chăm sóc thậm chí răn đe theo nghiệp vụ sư phạm.
Nam Phong