Dịch bệnh có thể dập tắt sớm nhưng khó khăn vẫn còn lâu dài. Xác định vậy để đối mặt và có những hành xử tương thích với từng doanh nghiệp.

Bớt dịch COVID-19 nhưng du lịch Việt vẫn đang gượng dậy khó khăn

Nguyen Văn My | 03/10/2020, 12:50

Dịch bệnh có thể dập tắt sớm nhưng khó khăn vẫn còn lâu dài. Xác định vậy để đối mặt và có những hành xử tương thích với từng doanh nghiệp.

COVID-19 bùng phát vào cuối tháng 7 đã ‘knock-out” một lần nữa mọi nỗ lực của ngành du lịch. Đang tự tin, phấn khởi vào mùa hè ngắn ngủi, khởi sắc thì dịch tái phát, dập tắt mọi kỳ vọng. Khách đang dồn dập chọn và mua tour, ký kết hợp đồng thì đột ngột chuyển qua dời và hủy tour. Doanh nghiệp khốn khổ và khách hàng cũng chẳng sung sướng gì.

Miền Tây là điểm đến an toàn trong COVID-19

Ngay cả những doanh nghiệp lạc quan nhất cũng phải thay đổi chiến lược. Từ bứt phá phản công sang cầm cự, chờ thời cơ và chưa biết đến bao giờ. Tiếp tục cắt giảm cả nhân sự lẫn chi phí tối đa, khuyến khích nhân viên thử sức những việc mới, nếu có thời cơ vi công ty không cam tâm để các bạn vất vả với “lương covid”. Khi có điều kiện thì quay lại với nghề, nếu còn duyên nợ.

Bất chấp mọi hô hào, liên kết, khuyến mãi, nhiều du khách vẫn thờ ơ. Cũng có người cuồng chân, muốn du lịch nhưng không dám vì nhiều lẽ. Người trẻ bận đi làm, kinh tế sút giảm theo ngành nghề. Người già, có người dư dả, thừa sức du lịch thì sợ COVID-19 vì chúng chỉ thích chọn những người không còn trẻ để “kết thân”..

Bệnh, chưa chắc nguy hiểm nhưng sợ nhất là cà cộng đồng quanh mình phải cách ly. Thiên hạ lôi ông bà tổ tiên mình ra mắng vốn. Có người thắc mắc là tai nạn giao thông, ô nhiễm thực phẩm và môi trường…nguy hiểm và làm chết người gấp mấy chục lần COVID-19 nhưng sao ít ai sợ? Phải chăng, thiên hạ sợ lây hơn sợ bệnh?.

Trước lễ 2/9, ngành du lịch le lói hy vọng vì dịch bệnh được không chế. Khổ nỗi, lễ 2/9 năm nay chỉ được nghỉ đúng một ngày. Những năm trước, lễ rơi vào cuối hoặc đầu tuần, kết hợp thứ Bảy và Chủ nhật, có thể đi xa. Năm nay, “nghèo còn gặp eo” nên chỉ đi trong ngày là chủ yếu. Các tuyến sở trường 2/9 như Đà Lạt, Nha Trang… đều ảm đạm, Phan Thiết cuối tuần chỉ lai rai.

Chỉ có tour Long Hải, Vũng Tàu là khá. Một số resort kín phòng vào cuối tuần. Hơn 90% là khách tự lái xe đi tour, book phòng qua mạng, chủ yếu cùng gia đình nghỉ ngơi, chuẩn bị cho con vào năm học mới. Nhiều đoàn còn đi về trong ngày. Có những nhóm khách chỉ thuê mấy giờ hoặc nửa ngày.

Điều đáng nói, trong bối cảnh thị trường ế ẩm, nhiều khách sạn và resort đóng cửa, cả ngành đua nhau liên kết, khuyến mại nhằm kéo khách đi du lịch, vẫn có vài đơn vị làm ngược lại. Một resort 5 sao nổi tiếng ở Bà Rịa Vũng Tàu, trước lễ 2/9. giá tăng hơn ngày thường, mỗi ngày một giá. Phòng 2 giường standard thứ 6 giá 2,9 triệu; thứ 7 giá 3,9; Chủ nhật 4,9 triệu.

Một số khách hàng bức xúc vì lỡ hứa với gia đình, không thể thay đổi, đành ngậm bồ hòn và trách ngành du lịch không “fairplay”. Mới kín khách vài ngày đã ép khách, chèn giá. Cách làm này dễ đẩy khách đi chỗ khác, thậm chí đi du lịch nước ngoài, nếu có điều kiện; vì giá cả luôn ổn định, dịch vụ lại hơn hẳn. Đó chính là nguyên nhân làm du lịch Việt Nam chua thể chen chân vào top đầu ASEAN.

Cơ sở dịch vụ ngủ đông hàng loạt. Không chỉ khách sạn, nhà hàng mà một số trạm dừng đến đầu tháng 10 vẫn chưa mở cửa. Về Tiền Giang, Vĩnh Long…thấy hàng trăm thuyền chở khách chen chúc, xếp lớp chờ mà xót. Doanh thu du lịch, nhất là lữ hành giảm thê thảm.

Những doanh nghiệp vững vàng nhất giai đoạn 1 giờ cũng chao đảo. Phải bung ra làm thêm nhiều việc trái ngoe. Những lãnh đạo sống chết với nghề, tổ chức cho công ty làm gì cũng được, miễn là có thu nhập chính đáng để giữ lửa, nuôi quân, cầm cự với niềm tin “Sau cơn mưa trời lại sáng”, vì ánh sáng đang rõ hơn ở cuối đường hầm.

Đường vào khu cồn chim, điểm đến mới ở Trà Vinh

Gần 30 ngày Việt Nam không có ca COVID-19 lây nhiễm cộng đồng (trước đó là 99 ngày). Từ tháng 10, một số chuyến bay quốc tế tái khởi động, mọi hoạt động đã trở lại bình thường, du lịch nội địa đang gượng dậy đầy khó khăn, không như đầu tháng 7 vừa qua. Chỉ còn chờ dịp Tết Nguyên đán, may ra gỡ gạc phần nào nhưng chưa gì các hãng hàng không đã hăm he tăng giá.

Các nơi lại hội nghị hô hào kích cầu giảm giá. Nói thì hay nhưng khách đông một chút là trở mặt bởi đó là chuyện thường ngày ở Việt Nam. Chưa kể có nhưng đơn vị hứa một đàng làm một nẻo. Nhân lực ngành du lịch vốn bị kêu ca là “Thiếu và yếu” càng gia tăng vì nguồn lực bỏ nghề tìm việc khác. Riêng ngành lữ hành trên 80%. Du lịch quốc tế càng khó. Không phải mở cửa là có khách ngay.

Chưa có vắc-xin đại trà thì nguy cơ COVID-19 bùng phát vẫn lơ lửng. Lạc quan nhất, cũng phài hè 2021, du lịch mới hết bệnh, phục hồi giỏi lắm 50% năm 2019. Từ đây đến hết năm, phải tiếp tục cầm cự để không chết, chờ thời cơ tăng tốc bù lại. Liệu pháp tâm lý, tinh thần và nêu gương của lãnh đạo cũng góp phần quan trọng để doanh nghiệp vượt khó tồn tại.

Dịch bệnh có thể dập tắt sớm nhưng khó khăn còn lâu dài. Xác định vậy để đối mặt và có những hành xử tương thích với từng doanh nghiệp. Đừng vội lạc quan tếu. Trong cuộc chiến mất còn với COVID-19 chúng ta không được phép thua trận. Cuộc chiến nào cũng có thương vong. Nếu phải chết thì minh là người hy sinh cuối cùng, sau khi đã chiến đấu tận lực.

Có bệnh mới biết quý sức khỏe. Gặp gian khó càng trân quý hạnh phúc. Niềm tin son sắt, thể hiện qua từng ứng xử cụ thể là vũ khí quyết định chiến thắng. Tất cả cùng hợp lực chống dịch để đồng ca khúc khải hoàn.

Nguyễn Vũ Mộc Thiêng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bớt dịch COVID-19 nhưng du lịch Việt vẫn đang gượng dậy khó khăn