Viễn cảnh thuế quan tăng thêm nữa đang thúc đẩy các công ty chuyển thêm các nhà máy từ Trung Quốc sang các nước có chi phí thấp hơn ở châu Á.
Trong suốt thập kỷ qua, mỗi lần các nhà lập pháp Hoa Kỳ cố gắng ngăn cản nhôm giá rẻ của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo của Công ty Zhongwang (Trung Quốc) dường như lại tìm ra cách duy trì sản phẩm của họ tiếp tục được nhập khẩu vào Mỹ.
Khi Washington áp dụng các quy tắc “chống bán phá giá” cho nhôm được sản xuất cho khung cửa và cửa sổ vào năm 2009, công ty bắt đầu xuất khẩu một sản phẩm khác không nằm trong quy định. Sau khi Hoa Kỳ một lần nữa kìm kẹp các nhà sản xuất kim loại Trung Quốc vào năm 2016, công ty đã mua Aluminiumwerk Unna của Đức và bắt đầu vận chuyển sản phẩm tới Hoa Kỳ từ đó.
Nhưng Zhongwang cuối cùng đã hết lựa chọn vào ngày 1/6 khi việc áp thuế 10% lên sản phẩm nhôm nhập khẩu của chính quyền Trump có hiệu lực. Giám đốc điều hành của Amanda Xu Jing nói vớiNikkei Asian Reviewngày 27/8 rằng: “Chúng tôi đã ngừng hầu hết việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ”. Công ty này là công ty sản xuất đùn ép nhôm lớn thứ 2 thế giới, giờ đang tìm cách bù đắp cho hoạt động kinh doanh ở Hoa Kỳ bằng việc mở rộng sang châu Âu và trong nội địa.
Thuế quan của chính quyền Trump lên thép và nhôm đã nổ phát súng lớn đầu tiên trong cuộc chiến thương mại của ông, và bắn xuyên qua nền kinh tế toàn cầu. Nó đã mở ra thời vận cho các doanh nghiệp sản xuất kim loại Hoa Kỳ, như Tổng thống Donald Trump hi vọng, trong khi lại gây tổn thương các đối thủ cạnh tranh nước ngoài như Zhongwang (Trung Quốc). Kết quả, nhiều sản phẩm sử dụng thép và nhôm – từ xe hơi Toyota tới lon của Coca-Cola – dường như sẽ có chi phí cao hơn.
Bây giờ tiếp tục đến phát súng lớn hơn nhiều: Trump đã tuyên bố vào ngày 17/9 rằng ông dự định áp 10% thuế lên 200 tỷ đôla trị giá hàng hoá Trung Quốc, và sẽ tăng lên 25% vào đầu năm 2019. Ông cũng cho biết ông đã chuẩn bị “ngay lập tức” áp thẳng thuê quan lên tất cả hàng hoá xuất khẩu còn lại của Trung Quốc tới Hoa Kỳ – số lượng lên tới 267 tỷ đôla hàng hoá – nếu Bắc Kinh “có hành động trả đũa”.
Trung Quốc đã vừa làm vậy, áp thuế 5% và 10% lên 60 tỷ đôla giá trị hàng hoá Mỹ. Trong một tuyên bố ngày 18/9, Bộ Thương mại Trung Quốc đã cho biết: “Để bảo về quyền hợp pháp, lợi ích của chúng tôi và trật tự thương mại tư do toàn cầu, Trung Quốc sẽ phải chống lại các diễn tiến này.”
Các chuyên gia cho rằng vòng leo thang mới nhất đủ lớn để dấy lên lo ngại thương mại toàn cầu, tăng giá của một loạt sản phẩm và định hình lại mạng lưới cung ứng phức tạp. Kinh nghiệm của Zhongwang (Trung Quốc)có thể là một tín hiệu để khai phá một vùng đất mới của các nhà sản xuất Trung Quốc.
David Hummels, Hiệu trưởng và giáo sư kinh tế tại Trường Quản lý Krannert thuộc Đại học Purdue cho biết: “Tác động tức thời đối với hoạt động thương mại sẽ là đáng kể, làm giảm tổng giá trị thương mại và chuyển hướng thương mại sang các nhà cung cấp và khách hàng thay thế. Tôi tin rằng những hiệu ứng này sẽ lớn hơn nhiều so với những hậu quả của những thảm họa như Fukushima.”
Một ngày sau tuyên bố của Trump, Fang Xinghai, phó chủ tịch Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc, cho biết Trung Quốc đang “chuẩn bị đầy đủ” cho các mức thuế trừng phạt nghiêm trọng nhất đối với các sản phẩm của Mỹ. Tác động đến tăng trưởng của Trung Quốc sẽ bị giới hạn ở mức khoảng 0,7%, ông nói.
“Để bảo về quyền hợp pháp, lợi ích của chúng tôi và trật tự thương mại tư do toàn cầu, Trung Quốc sẽ phải chống lại các diễn tiến này”
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 18/9 phát biểu sau khi thị trường chứng khoán trong nước đánh dấu mốc đáy mới trong bốn năm vào ngày 17/9, ông nhấn mạnh rằng “hoàn toàn không có rủi ro hệ thống” ở Trung Quốc. Thông báo thuế quan mới của Mỹ đã “đầu độc” bầu không khí các cuộc đàm phán, ông nói thêm.
Hiện tại, viễn cảnh thuế quan tăng thêm nữa đang thúc đẩy các công ty chuyển thêm các nhà máy từ Trung Quốc sang các nước có chi phí thấp hơn ở châu Á. Khoảng 30% các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc cho biết họ đang tìm mua các linh kiện hoặc xây dựng các sản phẩm ngoài cả Hoa Kỳ và Trung Quốc để tránh thuế quan, theo một cuộc khảo sát gần đây của AmCham Trung Quốc và AmCham Thượng Hải. Hầu hết việc kinh doanh này sẽ chuyển đến Đông Nam Á hoặc tiểu lục địa Ấn Độ, trong khi chỉ có 6% cho biết họ sẽ xem xét chuyển đến Hoa Kỳ.
Nhiều công ty châu Á cho biết cuộc chiến thương mại đã thúc đẩy họ đẩy nhanh sự chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc. Li & Fung, nhà cung cấp quần áo và đồ gia dụng chính cho các nhà bán lẻ bao gồm Walmart và Macy’s, cho biết việc mua hàng từ Trung Quốc đã giảm xuống còn 49% hàng hóa, từ 54% trong năm 2016. Spencer Fung, giám đốc điều hành, cho biết xu hướng vẫn tiếp tục.
“Trung Quốc vẫn đóng một vai trò và không thể thay thế được, “Fung nói.” Khách hàng không rời khỏi Trung Quốc đột ngột, nhưng họ đã lên kế hoạch và cuộc chiến thương mại chỉ là một trong nhiều yếu tố kích hoạt.”
Công ty của ông bây giờ có nguồn trang phục từ các nước như Bangladesh, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Philippines, trong khi giày dép đến từ Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia và châu Âu. “Có xu hướng ít phụ thuộc vào Trung Quốc, và [chúng tôi] luôn khuyên khách hàng không nên bỏ tất cả trứng vào một rổ”, Fung nói.
Eclat Textile, một nhà cung cấp hàng may mặc hàng đầu cho Nike, Adidas, Under Armour, Lululemon và các doanh nghiệp khác, đang xem xét hoạt động kinh doanh mới vì không còn sản xuất hàng hóa tại Trung Quốc nữa. Công ty đã rút khỏi Trung Quốc hoàn toàn vào cuối năm 2016,tạo điều kiện cho Việt Nam và Campuchia, và gần đây đã khai thác thêm nhiều khách hàng mới là các công ty đang tìm cách tránh những rủi ro của cuộc chiến thương mại.
Các quan chức ở Campuchia, nơi có khoảng 630.000 công nhân làm việc trong ngành may mặc, nói rằng đất nước được hưởng lợi từ việc chiến tranh thương mại leo thang. Bộ trưởng Thương mại Sorasak Pan nói vớiNikkeirằng hiệu ứng gợn sóng của các chính sách của Trump “có lẽ tốt hơn cho chúng tôi”, khi các công ty dịch chuyển khỏi Trung Quốc.
“Chúng tôi nhận được rất nhiều lời đề nghị hợp tác từ các công ty nước ngoài, đặc biệt là từ EU, Trung Quốc và thậm chí cả Hoa Kỳ” ông nói trong cuộc phỏng vấn ngày 12/9. “Không chỉ có dệt may mà còn có sự tăng trưởng đáng kể về các đơn hàng túi xách du lịch, và các sản phẩm như giày dép và xe đạp”.
Việc dịch chuyển sản xuất này dường như diễn ra nhanh hơn trong lĩnh vực công nghệ cao. Delta Electronics, một nhà cung cấp linh kiện điện của Đài Loan cho iPhone và MacBook của Apple, cho biết họ đang thành lập chi nhánhở Thái Lan để đảm bảo tiếp cận tốt hơn với các cơ sở sản xuất ở quốc gia đó, cũng như Ấn Độ và Slovakia.
Ông Yancey Hai, Chủ tịch Delta cho biết: “Môi trường địa chính trị đầy những bất ổn khi cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bắt đầu. Các mức thuế quan đầu tiên trị giá 34 tỷ USD từ Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến Delta.”
Một nhà lắp ráp Iphone lớn khác, Pegatron của Đài Loan, cũng đang cân nhắc các địa điểm sản xuất thay thế bên ngoài lục địa, bao gồm Đài Loan, Mexico, Cộng hòa Séc và Ấn Độ. Nhà sản xuất Apple Watch và MacBook,Quanta Computer nói rằng công ty đã chuẩn bịtrước cho tình huốngnếu các khách hàng lớn quyết định họ muốn sản xuất sản phẩm bên ngoài Trung Quốc để tránh thuế quan. Đồng hồ thông minh nằm trong số 300 sản phẩm bị loại khỏi danh sách các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi mức thuế mới nhất của ông Trump.
Một quan chức Quanta nói với Nikkei “Chúng tôi có một số địa điểm bên ngoài Trung Quốc để mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu tạm thời nếu cuộc chiến thương mại tiếp tục leo thang”.
Một “tình huống cả hai bên cùng thua”
Hoạt động của các công ty vận tải- một phong vũ biểu của thương mại toàn cầu – cũng bắt đầu thay đổi do căng thẳng Trung Quốc-Hoa Kỳ. Cosco Shipping Holdings, công ty vận tải lớn thứ ba thế giới, đã hủy một tuyến kết nối Trung Quốc và Hoa Kỳ trong tháng Tám “sau khi xem xét lợi nhuận tổng thể của tuyến Mỹ”, Wang Haimin, tổng giám đốc của công ty có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết gần đây. Ngoài ra, ông Wang nói rằng “khoảng 10% khối lượng hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng” bởi mức thuế 25% dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 1/2019.
Ngân Giang(theo Nikkei)