Nằm giữa hai nàng phố đẹp Vienna và Budapest, Bratislava có nét duyên ngoài tầm radar của du khách.
“Không có gì ở Bratislava.” Hầu như ai ai tôi trò chuyện ở thành Vienna – chỉ cách đó một giờ đồng hồ – đều cổ vũ tôi bỏ kế hoạch đi thăm cái thủ đô bé tẹo, 500.000 dân của Slovakia nằm bên sông Danube ngay bên kia biên giới Áo. Theo người dân thành Vienne, Bratislava may lắm là một cái rạch tù đọng; tệ lắm là một điểm biên giới tuyệt mù được gọi là “Đông Âu”, toàn là các khối buyn-đinh kiểu chế độ cũ và những tài xế taxi tham lam.
Khi tôi đến đó, ngay cả bà hướng dẫn viên tóc hồng Silvia Augustinova của hãng city tour hàng ngày Be Free, cũng tỏ ra có chút gì đó thủ thế. Đứng giữa những mặt tiền tân-Phục hưng của quảng trường Hviezdoslav xây dựng từ thế kỷ 19, bà Augustinova kể lại chuyến viếng thăm quảng trường của cựu Tổng thống George W. Bush. “Ít nhất ổng cũng biết đúng tên [của đất nước],” bà nói. “Các phương tiện truyền thông nước ngoài lại nhè cái bản đồ Slovenia mà tham khảo.”
Nhưng Bratislava – đã lâu rồi bị cuốn vào cuộc xung đột của các đế quốc khác – có một vẻ đẹp tang thương riêng. Những con phố nhấp nhô đồi núi của con sông Old Town ít khuôn phép hơn những đại lộ của Vienna hoặc Budapest, hai nàng phố đẹp nổi tiếng có vẻ như lấn át sự chú ý đến Bratislava của mọi người. Nhiều cung điện xưa của thành phố với các cầu thang lớn và sàn cẩm thạch, đã được chuyển đổi thành các bảo tàng thân thiện. Thăm cung Mirbach một buổi xế để xem triển lãm những bức tranh và bản vẽ của Alphonse Mucha, tôi bất ngờ tìm được một buổi hòa nhạc bảnLiebestraume(Những giấc mơ diễm tình) của nhà soạn nhạc lãng mạn Franz Liszt, tuy thưa người dự nhưng ai cũng chăm chú nghe.
Một cuốc xe buýt 15 phút ra rìa thành phố là những điêu tàn thời trung cố của Lâu đài Devin thoải theo con dốc xuống nơi giòng Danube và giòng Morava hội. Những ban công rỗ hoa của lâu đài đối diện với các cánh đồng bên Áo và những khu rừng Slovakia, và những bờ sông hẹp nơi Bức Màn Sắt một thời phân cách một cách rạch ròi. Ở nền lâu đài, những cái quầy bán một loại vang bằng trái lý đen có tên là ribexlak cho khách qua đường.
Quảng trường chính của Bratislava, một bộ hình học nhỏ những ngôi nhà màu nhạt, nằm bên những quán cà phê sang trọng gợi nhớ đến thời đại Habsburg. Trong số các quán ấy là Maximilian, một ảo ảnh của các ban công sắt rèn và các bức tường ốp gỗ được chất chồng các thùng sô-cô-la và sô-cô-la sachertortes. Đối diện với quán cà phê, trong thị sảnh thời trung cổ, một viên đạn đại bác của quân đội Napoleon đã được ráp lại và gắn vào vách của tòa nhà: một ghi dấu tha thứ, theo bà Augustinova, một sự kiện mà Napoleon đã quấy rầy trong chuyến thăm.
Chất lượng của bánh kẹo sặc sỡ của các tòa nhà có thể mang đến cho Bratislava một điều gì đó chất lượng không thật. Như câu nói bất hủ của nhà văn nổi tiếng Hans Christian Andersen, Bratislava không cần chuyện cổ tích, tự nó đã là một chuyện cổ tích. (Chỉ với nhật xét này, thành phố đã cho ông một bức tượng gần cây cầu chính. “Hãy nói một điều gì đó dễ thương về Slovakia,” bà Augustinova nói, “và chúng tôi cũng sẽ đúc cho bạn một bức tượng.” Bà ấy hoàn toàn không nói đùa.
Nhưng sức gây hiếu kỳ của Bratislava nằm ở chỗ giao của quá khứ Habsburg của nó với lịch sử gần đây hơn như là “thành phố thứ hai” của Tiệp Khắc cũ: một “đánh giá áng chừng” làm cho thành phố gai góc hơn là Vienna tinh khôi. Để tìm hiểu thêm, tôi nhảy lên Skoda 110 lọc cọc, màu xanh tím của Brano Chrenka, người mà các tour “hậu xã hội chủ nghĩa” đến Bratislava của ông biến thành một thứ giống như một tổ chức Slovakia. Khi chúng tôi lái vào các quận ngoại thành Bratislava, nơi các cung điện và các viên đá cuội nhường chỗ cho các khối nhà ở xã hội – hoàn thành với những phù điêu đồng Xô Viết ghi công công nhân – ông Chrenka lấp đầy tôi: “Chúng tôi đã trải qua mọi thứ. Quân chủ. Đế Quốc. Độc Lập. Phát xít,” ông nói để nhắc về một giai đoạn ngắn ngủi đầy tranh cãi khi Slovakia là một quốc gia bù nhìn của Đức Quốc Xã… “Và hiện nay, rốt cục là dân chủ.”
Không đâu có sự tương tác tinh tế như lịch sử của Bratislava phản ánh qua Slavin – tượng đài và nghĩa trang tưởng niệm quân Xô Viết trong thế chiến II. Khu đó nằm trên đỉnh đồi rải rác những biệt thự sơn bong tróc: một thời do các thương gia Đức và Hungary sở hữu, rồi bị các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng của Đảng tịch thu.
Dính líu với lịch sử thành phố, thanh niên Bratislava dường như đã trở nên kiên cường, thậm chí còn thách thức. Ban đêm, khu Old Town tràn ngập người trẻ Slovakia, cùng với du khách lẻ. Họ lấp đầy các quán cà phê như một lối sống kém tân thời hơn người châu Âu, nhưng lại dữ dằn hơn. Trong quán cà phê Shtoor ở khi Old Town, Ludovit Stur, người mã hóa ngôn ngữ Slovakia – được tôn vinh với hình chân dung của ông in trên các gói đường; trong khi các thứ trên thực đơn ăn trưa (bánh mì phết trái bơ ăn cả ngày) dường như không phải là ẩm thực Slovakia.
Và rồi còn có Savage Garden, một nhà hàng-cà phê-bar kỳ quái trên quảng trường “Communist” của Bratislava, Namestie Slobody, vây quanh là các tòa nhà thô bạo Slovakia. Được tạo ra bằng các kết cấu của hai container tàu biển, quán cà phê ủ các chai sâm banh lạnh trong một bồn tắm đầy đá. Vào đếm cuối cùng của tôi ở khu phố, tôi gặp một người bạn của một người bạn tại đây, khoảng chừng 20, tên Michaela Valachova, làm việc tại một phòng công chứng ở thành phố. Ăn món ức vịt đút lò và vang hâm nóng, tôi hỏi về sự kết nối kỳ lạ giữa Bratislava vừa được quảng cáo và thành phố như đá quý mà tôi đã thấy. “Đó là vấn đề với người Slovakia,” cô nói. “Chúng tôi luôn đánh giá thấp chúng tôi. Ngay cả khi chúng tôi không nên.”
Trần Bích (WSJ)