14 bệnh nhân, trong đó có 3 trẻ em bị ngộ độc do ăn sứa, ốc biển đã qua cơn nguy kịch, đã có 3 ca xin xuất viện về nhà, theo tin từ Trung tâm y tế huyện Phú Ninh (Quảng Nam), 8.2. Cục an toàn thực phẩm cùng ngày đã cảnh báo phòng chống ngộ độc từ thực phẩm này do đang vào mùa sứa và ruốc biển, bắt đầu từ sau Tết Nguyên Đán và kéo dài tới tận Mùa hè.

Cách loại bỏ chất độc khỏi sứa, ruốc biển

Một Thế Giới | 10/02/2014, 09:13

14 bệnh nhân, trong đó có 3 trẻ em bị ngộ độc do ăn sứa, ốc biển đã qua cơn nguy kịch, đã có 3 ca xin xuất viện về nhà, theo tin từ Trung tâm y tế huyện Phú Ninh (Quảng Nam), 8.2. Cục an toàn thực phẩm cùng ngày đã cảnh báo phòng chống ngộ độc từ thực phẩm này do đang vào mùa sứa và ruốc biển, bắt đầu từ sau Tết Nguyên Đán và kéo dài tới tận Mùa hè.

Theo cảnh báo, không nên sử dụng sứa biển làm thức ăn trong mùa chúng sinh sản (mùa Xuân-Hè); Không sử dụng sứa biển và ốc ruốc biển làm thức ăn cho trẻ em để phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ.

Độc tố mạnh

Độc tố của sứa biển khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt...

Ở thể tối cấp, tai biến xảy ra tức thì sau khi độc tố của sứa biển xâm nhập vào máu nạn nhân. Nạn nhân nôn nao, nhức đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở nhanh, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt. Nạn nhân đi vào trạng thái lơ mơ, nhiều khi co giật, có thể hôn mê cần đưa ngay vào bệnh viện để chông sốc phản vệ.

Ở thể cấp hay bán cấp, sau chừng 15 phút chạm phải sữa, nạn nhân ngứa ở bàn tay, bàn chân, trên da nổi ban đỏ từng vùng, nổi mày đay toàn thân, phù ở mắt, môi, mặt, thanh quản nên ngạt thở, mạch nhanh, yếu. Tim đập nhanh đều, huyết áp hạ thấp, ho khan, khó thở khò khè. Thanh quản phù gây khó thở. Nạn nhân buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, chảy nước mũi, vã mồ hôi. Đây là biểu hiện sốc phản vệ, cần đưa ngay vào bệnh viện chống sốc.

Ở thể nhẹ, nạn nhân chỉ có phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều. Toàn thân chỉ cảm thấy khó chịu, không nên quá lo lắng.

Loại bỏ độc tố

Tại Việt Nam, sứa biển được sử dụng khá phổ biển để chế biến một số món như gỏi, nộm, lẩu, canh, bún.

Độc tố cần được loại bỏ khỏi sứa trước khi ăn. Cần ngâm sứa qua 3 lần trong nước muối và phèn, khi đó, thịt sứa sẽ chuyển sang mầu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem sử dụng chế biến làm thức ăn, theo khuyến cáo.

Ốc ruốc hay còn gọi là ốc chép là một loại ốc biển có kích cỡ loại nhỏ, có màu sắc sặc sỡ phân bố ở vùng biển miền Trung Việt Nam, đặc biệt tập trung ở vùng Quảng Nam, thường xuất hiện trên vùng biển miền Trung từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch. Hiện nay nguồn gốc của độc tố trong các loài ốc chưa được biết rõ ràng do chúng có tính chất khá phức tạp: không phải tất cả các cá thể trong cùng một loài đều mang độc tố và độc tố cũng rất khác biệt trong từng cá thể.

Nguyên nhân của tính chất phức tạp này rất có thể độc tố của ốc cũng có nguồn gốc từ vi sinh vật cộng sinh. Ốc ruốc thường được người dân sử dụng làm thức ăn, vì vậy trong quá trình chế biến cần lưu ý loại bỏ sạch tạp chất bám trên con ốc tránh gây ngộ độc.

Mai Tân
Ảnh bìa: Ngâm sứa trong nước muối và phèn ba lần để loại bỏ độc tố của sứa. (Ảnh T.L)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách loại bỏ chất độc khỏi sứa, ruốc biển