Chính quyền New Delhi tuần trước nhanh chóng phê duyệt mua 33 chiến đấu cơ Nga (2,4 tỷ USD) và nâng cấp 59 máy bay khác, bên cạnh thương vụ hệ thống phòng không S-400 trị giá 5,43 tỷ USD.

Căng thẳng Trung - Ấn là cơ hội để Mỹ, Nga bán vũ khí

12/07/2020, 08:40

Chính quyền New Delhi tuần trước nhanh chóng phê duyệt mua 33 chiến đấu cơ Nga (2,4 tỷ USD) và nâng cấp 59 máy bay khác, bên cạnh thương vụ hệ thống phòng không S-400 trị giá 5,43 tỷ USD.

Chiến đấu cơ Nga MiG-29 - Ảnh: SCMP

Tuy nhiên, mối quan hệ Nga - Trung thân thiết làm dấy lên nghi vấn về độ đáng tin của chính quyền Moscow. Trong khi đó Mỹ với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang đẩy mạnh bán vũ khí cho cường quốc Nam Á.

Theo học giả Rajeswari Pillai Rajagopalan thuộc tổ chức nghiên cứu Observer (ORF): “Nhiều người tin rằng Ấn Độ sẽ không chọn chỉ dựa vào một đối tác mà tiếp tục chính sách cân bằng giữa Nga và Mỹ”.

Ấn Độ thuộc nhóm quốc gia mua vũ khí nhiều hàng đầu khi mỗi năm bỏ ra đến hàng tỷ USD. Số liệu của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy trong 10 năm qua, chính quyền New Delhi chi tiền cho vũ khí nước ngoài nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Nga lâu nay vẫn luôn là nhà cung cấp chính: Từ năm 2000 đến nay họ bán cho Ấn Độ số vũ khí có tổng giá trị 35 tỷ USD – chiếm 2/3 tổng lượng vũ khí cường quốc Nam Á mua về.

Hầu hết vũ khí khiến lược của Ấn Độ như tàu sân bay INS Vikramaditya, chiến đấu cơ MiG-29, trực thăng Ka-31, hai dòng xe tăng chủ lực T-90 và T-72 đều là hàng Nga. Ngoài ra Nga còn cấp phép cho công ty Ấn Độ sản xuất chiến đấu cơ Su-30 MKI, đồng thời hợp tác phát triển tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.

Mỹ khiêm tốn hơn, trong 20 năm qua chỉ bán số vũ khí có tổng giá trị 3,9 tỷ USD cho Ấn Độ. Nhưng từ năm 2010 đến nay họ tăng tốc để trở thành nhà cung cấp thứ hai sau Nga.

Chính quyền New Delhi đã sắm hai loại máy bay vận tải quân sự C-130 và C-17. Đầu năm nay Thủ tướng Narendra Modi cam kết tăng mua 3 tỷ USD khí tài Mỹ. Công ty Boeing tuần trước vừa hoàn thành bàn giao toàn bộ 22 trực thăng AH 64-E Apache và 12 chiếc Chinook.

Trực thăng đa nhiệm AH 64-E Apache - Ảnh: Defense News

Tháng 6 vừa qua, căng thẳng Trung - Ấn bất ngờ bùng nổ từ vụ đụng độ khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh nhân chuyến công du Moscow hối thúc Nga nhanh chóng bàn giao hệ thống phòng không S-400 Triumph.

Nhà phân tích quân sự Chu Thần Minh (ở Bắc Kinh) đánh giá: “Nga hưởng lợi từ căng thẳng Trung - Ấn, Mỹ sẽ không vui khi thấy vậy. Chính quyền Washington rất cố gắng tăng thị phần ở Ấn Độ nên họ không muốn mất cơ hội”.

Mỹ có Đạo luật Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt (CAATSA). Mức độ trừng phạt trải rộng từ nhẹ như chấm dứt hỗ trợ bởi ngân hàng xuất nhập khẩu cho đến nặng như ngăn chặn tiếp cận hệ thống tài chính Mỹ.

Nhà bình luận quân sự Tống Trung Bình (Hồng Kông) cho rằng CAATSA thật ra chỉ là công cụ gây sức ép buộc Ấn Độ chọn mua vũ khí Mỹ thay vì Nga. Nga chắc chắn không ngồi yên mà sẽ tìm cách giữ chân khách hàng lớn.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Căng thẳng Trung - Ấn là cơ hội để Mỹ, Nga bán vũ khí