Giới chức quốc phòng Nhật có kế hoạch phát triển một loại “chiến đấu cơ tương lai” đủ sức đối phó Trung Quốc trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Nhật Bản muốn có chiến đấu cơ mới để đối phó Trung Quốc

10/07/2020, 08:22

Giới chức quốc phòng Nhật có kế hoạch phát triển một loại “chiến đấu cơ tương lai” đủ sức đối phó Trung Quốc trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Chiến đấu cơ F-2 Nhật đang sử dụng - Ảnh: SCMP

Chiến đấu cơ mới dự kiến thay thế những chiếc F-2 được chế tạo bởi liên doanh Mitsubishi Heavy Industries (MHI) và Lockheed Martin dựa trên mẫu máy bay Mỹ F-16. Khoảng 98 máy bay F-2 cuối cùng chuẩn bị về hưu vào năm 2035.

Dù đã cam kết mua 147 chiếc F-35 Lightning nhưng Nhật vẫn quyết tâm tự phát triển chiến đấu cơ, do công ty nội địa dẫn dắt. Theo đài NHK, giới chức quốc phòng Nhật muốn có nguyên bản thử nghiệm vào năm 2024. Danh sách yêu cầu đặt ra đối với chiến đấu cơ sắp hoàn thành, công ty nội địa thắng thầu sẽ được công bố trong năm nay, 12 tháng sau đó lựa chọn đối tác nước ngoài.

Giáo sư quan hệ quốc tế Garren Mulloy thuộc Đại học Daito Bunka cho biết: “Tháng 10.2011 chính quyền Tokyo nêu lý do tại sao lựa chọn F-35 (thời điểm đó vẫn đang thử nghiệm) thay vì Typhoon, Rafael hay Super Hornet (đều đang hoạt động). Một trong những lý do chính đằng sau quyết định này là họ nghĩ rằng F-35 có thể giúp phát triển ngành hàng không Nhật, nhưng đây không phải chiến đấu cơ mà lực lượng phòng không (ASDF) cần. ASDF muốn có máy bay tầm xa 2 động cơ, hoạt động tốt trên biển để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư”.

Yếu tố cốt lõi của chiến đấu cơ mới (động cơ, thân) do công ty Nhật phát triển. Đơn vị nước ngoài cung cấp công nghệ (tàng hình, tác chiến điện tử…). MHI được cho đang đàm phán với một loạt đơn vị như Lockheed Martin, Northrup Grumman, Boeing, BAE.

Trung Quốc thời gian qua không ngừng gia tăng hoạt động quân sự quanh Senkaku/Điếu Ngư. Chính quyền Bắc Kinh vào cuối tháng 6 còn thách thức Nhật khi đặt tên cho 50 thực thể ở biển Hoa Đông, nhiều thực thể nằm gần quần đảo tranh chấp.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản muốn có chiến đấu cơ mới để đối phó Trung Quốc