Trong thời gian gần đây, công cuộc thâu tóm doanh nghiệp Việt của Tập đoàn Central Group đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận. Từ đó có thể thấy tham vọng của tập đoàn này tại thị trường Việt Nam là rất lớn.

Central Group đang tham vọng gì ở Việt Nam?

tuyetnhung | 15/05/2016, 10:39

Trong thời gian gần đây, công cuộc thâu tóm doanh nghiệp Việt của Tập đoàn Central Group đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận. Từ đó có thể thấy tham vọng của tập đoàn này tại thị trường Việt Nam là rất lớn.

Có thể nói, trong vòng chưa đầy 5 năm trở lại đây, Central Group đã thiết lập quy mô cũng như vị thế khá vững mạnh tại Việt Nam. Cụ thể, thành tích của tập đoàn này được thể hiện qua nhiều con số khác nhau, như: 4 trung tâm thương mại, 27 cửa hàng thể thao, 30 cửa hàng thời trang, 1 khách sạn, 21 trung tâm bán lẻ điện máy, 1 kênh thương mại điện tử và 13 siêu thị tại Việt Nam.

Gia nhập thị trường Việt Nam từ tháng 7.2011, Central Group không còn là cái tên xa lạ với doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng trong nước. Tập đoàn này hoạt động trong nhiều lĩnh vực bán lẻ như: điện máy, thể thao, thời trang, trung tâm thương mại, nhà hàng khách sạn, thương mại điện tử và siêu thị.

Vào cuối năm 2014, Central đã mở 2 trung tâm thương mại thời trang Robins tại Hà Nội và TP.HCM. Hai trung tâm này cósự góp mặt của hàng loạt thương hiệu cao cấp trên thế giới, dùhàng Thái vẫn chiếm đa số.Central Group còn kinh doanh thương hiệu SuperSports, Crocs và New Balance thông qua hệ thống phân phối của các công ty con thuộc Central Group và nhượng quyền cho các đối tác Việt Nam.

Vào tháng 1.2015, Power Buy, đơn vị thuộc Central Group đã mua lại 49% cổ phần của Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT, đơn vị sở hữu Công ty thương mại Nguyễn Kim với 21 siêu thị điện máy trên cả nước.

Sau đó, vào cuối năm 2015, tập đoàn này lại một lần nữa làm "nóng" dư luận trong nước khi mua lại chuỗi siêu thị Lan Chi - chuỗi siêu thị nằm chủ yếu ở các vùng nông thôn, chưa nhận được sự chú ý nhiều của các doanh nghiệp ngoại. Tuy nhiên, động thái tìm đến tận nông thôn của Central Group tiếp tục cho thấysự "thèm muốn" cũng như khát khao của tập đoàn này tại một thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam.

Trong lĩnh vực khách sạn, tập đoàn đã đầu tư và sở hữu một khách sạn chuẩn 4 sao mang tên Centara Sandy Beach Resort ở Đà Nẵng.

Đình đám nhất trong các cuộc thâu tóm của tập đoàn này phải kể đến vụ mua lại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam diễn ra vào ngày 29.4 vừa qua. Thương vụđã tiêu tốn của tập đoàn này 1,1 tỉ USD. Đặc biệt, trong thương vụ này, Central Group đã vượt qua hàng loạt các đối thủ nặng ký như: TCC Group (Thái Lan), Lotte (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Masan vàSaigon Co.op (Việt Nam)…

Tuy nhiên, một cái "nhìn xa trông rộng" của Central Group là chịu mất một khoản tiền lớn trước mắt để thu về những nguồn lợi khủng sau này. Vì dự kiến, doanh số của Central Group sẽ tăng lên gấp đôi khi sở hữu thêm Big C Việt Nam. Năm 2015, doanh thu chưa thuế của Big C Việt Nam là 586 triệu euro (tương đương với khoảng 14.700 tỉ đồng).

Gần đây nhất là ngày 13.5, Zalora Việt Nam, website chuyên về hàng thời trang nổi tiếng dưới sự hậu thuẫn của Rocket Internet (Đức) đã chính thức về tay Nguyễn Kim, mà Central Group hiện đang nắm giữ 49% cổ phần tại Nguyễn Kim. Trong khi đó, Zalora Thái Lan cũng được bán cho tập đoàn này. Được biết, giá trị mỗi thương vụ nàyvào khoảng 10 triệu USD.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ, mục tiêu hàng đầu của các tập đoàn Thái Lan là xâm chiếm và đẩy mạnh đưa các mặt hàng của họ vào thị trường Việt Nam.

Ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia thương mại, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội nhận định rằng, việc thị trường trong nước bị doanh nghiệp Thái thâu tóm đã là hiện thực, không còn là câu chuyện tương lai.

Để xảy ra hiện tại này, theo ông Phú, trước hết phải nhìn nhận có vấn đề ởkhâu quản lý, điều hành vĩ mô. Việt Nam đang duy trì chủ trương khuyến khích doanh nghiệp ngoại đầu tư vào trong nước, ví dụ như Metro, Big C... đang được miễn rất nhiều loại thuế phí, được ưu đãi về mặt bằng vị trí đẹp.

Trong khi đó, câu hỏi cần đặt ra là doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhận được ưu đãi gì?

Tuyết Nhung

Ảnh: minh họa.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Central Group đang tham vọng gì ở Việt Nam?