Tháng 1 trùng với Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng cao nên hoạt động thương mại và dịch vụ diễn ra khá sôi động và có mức tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Chi tiêu của người dân trong tháng 1 tăng mạnh

Hồ Đông | 30/01/2023, 06:56

Tháng 1 trùng với Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng cao nên hoạt động thương mại và dịch vụ diễn ra khá sôi động và có mức tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 năm 2023 tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành gấp 2,1 lần.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Một năm 2023 ước đạt 544,8 nghìn tỉ đồng, tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,8% (cùng kỳ năm 2022 giảm 4%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1.2023 tăng 34,2% so với tháng 1.2019 - năm trước khi xảy ra dịch COVID-19. Mặc dù vậy, quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 năm nay chỉ đạt 88,1% quy mô của chỉ tiêu này nếu ước tính trong điều kiện bình thường không xảy ra dịch COVID-19 từ năm 2020 đến nay.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1.2023 ước đạt 435,4 nghìn tỉ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Hàng may mặc tăng 27%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 23,8%; lương thực, thực phẩm tăng 17,9%; phương tiện đi lại tăng 14,8%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 7,2%. Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Đà Nẵng tăng 24,7%; Hà Nội tăng 16,6%; Hải Phòng tăng 13,9%; Quảng Ninh tăng 11,4%; Khánh Hòa tăng 9,3%; TP.HCM tăng 7,8%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 1.2023 ước đạt 56 nghìn tỉ đồng, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm trước, một số địa phương có tốc độ tăng cao: Đà Nẵng tăng 83,6%; Kiên Giang tăng 47,4%; TP.HCM tăng 43,4%; Hà Nội tăng 32,4%; Quảng Ninh tăng 29,8%; Thừa Thiên - Huế tăng 27,4%.

Doanh thu du lịch lữ hành tháng 1.2023 ước đạt 2,2 nghìn tỉ đồng, tăng 113,4% so với cùng kỳ năm trước, một số địa phương tăng mạnh: Hải Phòng tăng 541,5%; Đà Nẵng tăng 387,1%; Tiền Giang tăng 380,2%; Lào Cai tăng 196,3%; Hà Nội tăng 113,8%; TP.HCM tăng 98,7%.

Doanh thu dịch vụ khác tháng 1.2023 ước đạt 51,2 nghìn tỉ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước, một số địa phương có tốc độ tăng cao: Đà Nẵng tăng 65,3%; Đồng Nai tăng 32,9%; Khánh Hòa tăng 31,4%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 20,9%; Hà Nội tăng 12,6%; Cần Thơ tăng 10,1%; Hải Phòng tăng 6,5%; TP.HCM giảm 9,8%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Thực hiện
tháng 12. 2022 (nghìn tỉ đồng)
Ước tính
tháng 1.2023  (nghìn tỉ đồng)
Tốc độ tăng/giảm
tháng 1.2023
so với tháng trước (%)
Tốc độ tăng
tháng 1.2023 so với cùng kỳ năm trước (%)
Tổng số
517,7
544,8
5,2
20,0
Bán lẻ hàng hóa
402,8
435,4
8,1
18,1
Dịch vụ lưu trú, ăn uống
53,1
56,0
5,4
37,3
Du lịch lữ hành
2,1
2,2
2,4
113,4
Dịch vụ khác
59,7
51,2
-14,1
16,8

Nửa đầu tháng 1 ghi nhận các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đến kỳ kê khai nộp thuế nên ước tính thu ngân sách Nhà nước đạt 2,6% dự toán năm. Chi ngân sách Nhà nước đáp ứng kịp thời nhu cầu chi cho hoạt động của bộ máy Nhà nước, chi trả kịp thời các khoản lương, lương hưu, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

Thu ngân sách Nhà nước:

Tổng thu ngân sách Nhà nước 15 ngày đầu tháng Một năm 2023 ước đạt 42,7 nghìn tỉ đồng, bằng 2,6% dự toán năm. Cụ thể một số khoản thu chính như sau:

- Thu nội địa đạt 30,2 nghìn tỉ đồng, bằng 2,3% dự toán năm, trong đó: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 2.302 tỉ đồng, bằng 1,4%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 1.951 tỉ đồng, bằng 0,8%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 6.719 tỉ đồng, bằng 2,1%; thu thuế thu nhập cá nhân 2.815 tỉ đồng, bằng 1,8%; thu thuế bảo vệ môi trường 69 tỉ đồng, bằng 1%; thu tiền sử dụng đất 4.693 tỉ đồng, bằng 3,1%.

- Thu từ dầu thô đạt 1.787 tỉ đồng, bằng 4,3% dự toán năm;

- Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 10,7 nghìn tỉ đồng, bằng 4,5% dự toán năm.

Chi ngân sách Nhà nước:

Tổng chi ngân sách Nhà nước trong 15 ngày đầu tháng 01/2023 ước đạt 56,7 nghìn tỉ đồng, bằng 2,7% dự toán năm, trong đó: Chi thường xuyên đạt 43,5 nghìn tỉ đồng, bằng 3,7%; chi đầu tư phát triển 3,5 nghìn tỉ đồng, bằng 0,5%; chi trả nợ lãi 9,7 nghìn tỉ đồng, bằng 9,4%.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chi tiêu của người dân trong tháng 1 tăng mạnh