Người đứng đầu cơ quan thời tiết của Liên Hợp Quốc Petteri Taalas nói rằng chiến tranh ở Ukraine có thể được coi là một may mắn nếu chỉ xét về khía cạnh khí hậu.

Chiến tranh tại Ukraine và vấn đề khí hậu

Hoàng Vũ | 14/10/2022, 16:12

Người đứng đầu cơ quan thời tiết của Liên Hợp Quốc Petteri Taalas nói rằng chiến tranh ở Ukraine có thể được coi là một may mắn nếu chỉ xét về khía cạnh khí hậu.

Báo Euronews hôm 12.10 dẫn lời Tổng thư ký của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) thuộc Liên Hợp Quốc, Giáo sư Petteri Taalas cho biết việc gia tăng sử dụng năng lượng xanh là do tình trạng thiếu nhiên liệu liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.

Các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên chủ chốt là Nga đứng sau việc tăng giá khí đốt và năng lượng. Theo ông Taalas, điều này là một "cú sốc đối với ngành năng lượng châu Âu", song đã thúc đẩy sự gia tăng trong việc sử dụng nhiên liệu tái tạo.

lhq-khi-tiuong.png
Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới, Giáo sư Petteri Taalas - Ảnh: AP

“Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm, rõ ràng là cuộc chiến ở Ukraine sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh này. Vì vậy, chúng ta sẽ đầu tư nhiều hơn nữa vào năng lượng tái tạo, các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Vì vậy, từ góc độ khí hậu, cuộc chiến ở Ukraine có thể được coi là một điều có lợi cho khí hậu", lãnh đạo cơ quan năng lượng của Liên Hợp Quốc nói.

Bình luận của ông Taalas được đưa ra sau khi WMO công bố báo cáo mới cho biết việc cung cấp điện từ các nguồn năng lượng sạch hơn cần phải tăng gấp đôi trong vòng 8 năm tới để hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Ông Taalas nói ngành năng lượng đang phải chịu trách nhiệm đối với khoảng 3/4 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và kêu gọi "chuyển đổi hoàn toàn" hệ thống năng lượng toàn cầu sang năng lượng xanh.

Quan chức năng lượng cấp cao của LHQ cũng cảnh báo rằng biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến việc sản xuất điện và nó có thể có tác động ngày càng lớn trong tương lai. Trong số những rủi ro, các nhà máy điện hạt nhân dựa vào nước để làm mát có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu nước và một số nằm ở các khu vực ven biển dễ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng hoặc lũ lụt.

Tháng trước, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) Francesco La Camera cũng đưa ra nhận xét tương tự, mặc dù có sự lựa chọn từ ngữ tốt hơn. "Về trung và dài hạn, cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bởi các chính phủ cuối cùng cũng nhận ra rằng sử dụng năng lượng tái tạo không chỉ tốt cho môi trường, việc làm, GDP, mà còn tốt cho việc đảm bảo tính độc lập năng lượng cao hơn", La Camera nói.

Nhiều nhà lãnh đạo Liên Hợp Quốc, gồm cả Tổng thư ký Antonio Guterres, trước đây đã nêu bật các bài học cần rút ra từ cuộc khủng hoảng năng lượng sau xung đột.

“Cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến tình trạng lạm phát tăng cao do việc phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch trên thế giới và nhu cầu cấp bách hiện này là phải đẩy nhanh sự chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, để bảo vệ con người và hành tinh”, người phát ngôn của Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric cho biết.

Bài liên quan
Nga quyết tâm phá vỡ phòng tuyến Ukraine bằng tên lửa xuyên lục địa, Kyiv đáp trả kiên cường với nguồn lực kiệt quệ
Theo New York Times, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã bước sang một giai đoạn mới, khốc liệt hơn, với việc Nga tăng cường các cuộc tấn công dọc các mặt trận ở miền đông và miền nam Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiến tranh tại Ukraine và vấn đề khí hậu