Khi So 13 tuổi, bé gái này đã bị lừa bán sang Trung Quốc. Điều đáng nói là chỉ vài tháng trước khi So bị lừa, mẹ của So là bà Do đã tự bán mình qua biên giới để tìm hy vọng đổi đời. Câu chuyện của họ đã lên trang ABC của Úc rạng sáng nay 21.4.
Ở tuổi 13, hầu hết trẻ em cắp sách đến trường nhưng điều đó không đúng với So. Như một người trưởng thành, So đeo gùi và rời ngôi bản nhỏ của mình để tìm việc tại thị trấn Sapa, một trung tâm du lịch sầm uấtở phía bắc Việt Nam.
So tìm thấy một công việc trong quán phở, thuê một căn phòng, cảm thấy tự do và hạnh phúc với cuộc sống đô thị. Nhưng chỉ sau hai tháng, So đã biến mất và cô bé trở thành nạn nhân của một vụbán sang Trung Quốc, theo đúng con đường mà mẹ cô trải qua. Chỉ khác là So bị lừa.
"Bạn tôi Sa và tôi đã gặp hai gã ở vên hồ trong thị trấn", So kể lại câu chuyện, "Tôi chưa bao giờ tiếp xúcbạn khác giới trước đây, nhưng một gãlà bạn trai của Sa trông có vẻ OK nên chúng tôi cùng nhau đi chơi".
So và Sa cảm thấy không lo lắng gì khi nhảy lên xe ngồi yên sau với những người bạn mới quen. Họ ngỡ rằng sẽ trở lại Sapa trước buổi tối. Cho đến khi người chở So lái xe vào một khu rừng, cô bắt đầu cảm thấy lo lắng. "Gã tài xế một tay lái xe và một tay nhắn tin," So kể.
Cuối cùng những chiếc xe máy giảm tốc độ và dừng lại trướcmột con sông chắn ngang. Sông Hồng, uốn lượn dọc chiều dài biên giới tỉnhLào Cai với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, là một nơi tập kết nổi tiếng với những kẻ buôn người. Ở phía bên kia, những kẻ mua người đã chờ sẵn.
Bị bán như nô lệ
Người bạn mới quenđã hiện nguyên hình, kéo So xuống sông và hai cô gái bị buộc phải lội qua trong bóng đêm."Ở phía bên kia, hai gã giữ tôi và Sa còn hai gã kia ra bụi cây để thanh toán tiền" So nói. "Lúc đó, tôi cảm thấy thực sự sợ hãi. Họ đã lấy điện thoại và tiền của tôi để tôi hết đường cầu cứu".
Các cô bé bị đẩy lên xe máy, kẹp giữa kẻ mua người Trung Quốc và kẻ bánngười Việt Nam."Họ đưa chúng tôi đến một ngôi nhà mà chúng tôi ở lại một đêm. Đến sáng, họ mang một chiếc váy cho Sa và buộc cô ấy phảiđi giày cao gót", So nói. "Từ đó trở đi, tôi không còn gặp cô ấy lần nào nữa".
So đã bị bán ba lần ở Trung Quốc, đến tận Nanyang, một thành phố công nghiệp ở phía tây bắc Trung Quốc. Do quá nhỏ, So đã bị bán làm "con gái" cho một cặp vợ chồng sống trong một căn hộ trêntầng 15.
"Tôi không thể nói tiếng Trung nên tôi chỉ có thể giao tiếp bằng ký hiệu", So kể. "Tôi cảm thấy rất cô độc. Tôi chỉ cảm thấy tự do khi đi đổ rác". "Cha" của So là một gã nghiện rượu và khi vợ ông ra ngoài, ông ta lại có ánh mắtdung tục.
Cuộc đào tẩu của So
Một dịp, So đã tìm cách làm các thùng rác đầy tràn và nói với "cha mẹ" cho xuống đường đổ rác."Ông ấy theo dõi từ ban công khi tôi đi xuống", So, nhớ lại.So không có tiền trong túinhưng cô bé tự nhận thức đó là cơ hội duy nhất của cô để cô tẩu thoát. Cuối cùng So trốn vào một siêu thị nhỏ, nhộn nhịp. So biết "mẹ" và "cha" sẽ truy tìm. Đêm đó, một vàingười Trung Quốc tìm thấy cô và đưa cô đến cảnh sát.
Sau hai tháng tại đồn cảnh sát, So đã trở về Việt Nam.Chỉ có điều khi So về Việt Nam thì mẹ của cô bé vẫn ở Trung Quốc. Bà Do tự bán mình cho những kẻ buôn người sang Trung Quốc vì tin rằng sẽ được đổi đời.
Cha của So là một kẻ nghiện ngập và hay đánh đập vợ con. Chán nản với cuộc sống gia đình, bà Do đã làm đơn ly hôn. Sau đó, bà tìm cách bỏ con cái ở lại quê hương, sang bên kia biên giới với mơ ước đổi đời
"Tôi đã nhờ một số bạn bè giúp tôi đi, sau đó chúng tôi đến biên giới và sang bên kia", bà Do nói. Không giống như hầu hết nạn nhân buôn người, bà Do đã có thể chọn những người đàn ông đến "chơi" nhà chị gái mình (hình thức xem mặt). Do đã được bán cho người đàn ông mà bà chọn làm chồng và bây giờ sống với anh ta ở Trung Quốc.
Lào Cai có 25 tộc người cùng chung sống, có 674.530 dân, trong đó dân tộc Kinh chỉ chiếm 35%, còn lại là các dân tộc thiểu số, phân bố trên 164 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện thành phố. Trình độ dân trí phát triển không đồng đều, nhận thức về pháp luật còn hạn chế, vẫn còn tồn tại những hủ tục lạc hậu như kéo vợ, tảo hôn...
Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét giữa vùng cao, vùng sâu xa, vùng biên với thành phố và vùng thấp, một bộ phận dân cư có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và trình độ nhận thức hạn chế có nhu cầu đi tìm việc làm thu nhập cao tại các đô thị để thay đổi cuộc sống rất dễ bị các đối tượng tội phạm dụ dỗ, lừa gạt bán vào ổ mại dâm hoặc môi giới làm vợ của những người đàn ông nước ngoài nghèo, già, tật nguyền không có khả năng lấy vợ bản xứ.
Bên cạnh đó với vị trí địa lý thuận lợi, có 2 cửa khẩu quốc tế đường bộ với 2 điểm thông quan, cửa khẩu quốc tế liên vận đường sắt, cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ, lối mở và nhiều đường mòn qua lại qua biên giới.
Hơn nữa với giao thông phát triển nối liền với các địa phương trong cả nước, cộng với tiềm năng du lịch và khai khoáng, trong thời gian tới Lào Cai sẽ luôn là điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước đồng thời thu hút một lượng lớn người từ nơi khác đến làm ăn sinh sống. Đây là một lợi thế giúp cho kinh tế của Lào Cai ngày càng phát triển nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn mua bán người. Lào Cai được xác định là địa bàn trọng điểm, trung chuyển nạn nhân của tội phạm mua bán người.
Lào Cai cũng là tỉnh có nhiều phụ nữ đi khỏi địa phương không báo cáo chính quyền, chủ yếu phụ nữ độ tuổi dưới 30, dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, hình thức đi chủ yếu vượt biên trái phép sang Trung Quốc.
Giai đoạn 2011-2015, tỉnh Lào Cai đã phát hiện 392 vụ, bắt lập hồ sơ xử lý 458 đối tượng, khởi tố 392 vụ/458 đối tượng. Từ năm 2016 đến nay đã phát hiện và làm rõ 74 vụ/101 đối tượng.
Tình hình mua bán phụ nữ và trẻ em đã và đang trở thành vấn đề xã hội bức xúc. Dự báo trong thời gian tới tình hình nạn mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai sẽ còn diến biến hết sức phức tạp.
theo Infonet tháng 9.2017