Chúng ta thử điểm qua vài điều có thể xảy ra trong phiên tòa luận tội ông Trump sắp diễn ra trong 2 tuần, so sánh với phiên tòa luận tội lần đầu tiên.

Chuyện gì sẽ xảy ra trong phiên tòa luận tội ông Trump?

Hoàng Phương | 26/01/2021, 12:40

Chúng ta thử điểm qua vài điều có thể xảy ra trong phiên tòa luận tội ông Trump sắp diễn ra trong 2 tuần, so sánh với phiên tòa luận tội lần đầu tiên.

062818-jk2-274.jpg
Chủ tịch Thượng viện tạm thời Patrick Leahy sẽ làm chủ trì trong phiên tòa luận tội ông Trump

Hạ viện Mỹ đã chính thức trình bày điều khoản luận tội Donald Trump của họ trước Thượng viện vào tối thứ Hai, thiết lập phiên tòa luận tội thứ hai của ông Trump và là phiên tòa xét xử đầu tiên của một cựu tổng thống Mỹ.

Phiên tòa sẽ xảy ra vào khoảng hai tuần nữa, dự kiến sẽ bắt đầu vào khoảng ngày 9 tháng 2 (mặc dù chúng ta sẽ được thấy các tài liệu, bao gồm cả phản hồi của ông Trump về các cáo buộc, sớm hơn). Chi tiết về cấu trúc và cách tiến hành của phiên tòa vẫn còn chưa được giải quyết, tuy nhiên nó có thể sẽ ngắn gọn thôi. Lãnh tụ Đa số Chuck Schumer cho biết hôm Chủ nhật rằng phiên tòa sẽ “diễn ra tương đối nhanh chóng” vì Thượng viện có “nhiều việc khác phải làm”, ví dụ như: xác nhận các ứng viên được đề cử của Tổng thống Joe Biden và cố gắng thông qua dự luật cứu trợ coronavirus.

Trump đã trở thành tổng thống đầu tiên bị luận tội hai lần trước khi ông rời nhiệm sở. Trong lần luật tội thứ 2, ông bị cáo buộc là "kích động nổi dậy", liên quan đến việc ông cố gắng lật ngược kết quả thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống và khiến những người ủng hộ của ông can thiệp vào việc Quốc hội kiểm phiếu đại cử tri ngày 6.1.

Người phụ trách luận tội chính của Hạ viện, dân biểu Jamie Raskin đã đọc bản buộc tội trên Thượng viện hôm thứ Hai. Raskin nói: “Tổng thống Trump đã gây nguy hiểm nghiêm trọng đến nền an ninh của nước Mỹ và các tổ chức của Chính phủ. Ông ấy đã đe dọa tính toàn vẹn của hệ thống dân chủ, can thiệp vào quá trình chuyển đổi quyền lực một cách hòa bình, và gây khó khăn cho một nhánh quan trọng của Chính phủ. Do đó, ông ấy đã phản bội lòng tin lên mình với tư cách là Tổng thống, trước sự tổn thương rõ ràng của người dân Mỹ”.

Bởi vì ông Trump hiện đã mất hết quyền lực, vấn đề chính ở đây sẽ là liệu ông có nên bị cấm giữ chức vụ liên bang trong tương lai hay không. Nhưng bất chấp những màn bạo lực và 5 cái chết xảy ra khi những người ủng hộ ông xông vào Điện Capitol, phiên tòa xét xử ông Trump vẫn có đầy chông gai, vì nó sẽ yêu cầu phiếu từ hai phần ba Thượng viện để đạt đại đa số, nghĩa là phải có ít nhất 17 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa. Và có ít nhiều dấu hiệu gần đây cho thấy Đảng Cộng hòa vẫn sẽ ủng hộ ông.

Cách thức hoạt động của một phiên tòa luận tội Thượng viện

Mặc dù các thượng nghị sĩ sẽ được tuyên thệ làm bồi thẩm viên vào thứ Ba tuần này, phiên tòa xét xử ông Trump vẫn chưa thực sự bắt đầu. Schumer và Lãnh đạo Thiểu số Mitch McConnell đã đồng ý rằng cả bên công tố (những người quản lý luận tội do Hạ viện chỉ định) và bên bào chữa (nhóm của Trump) sẽ có ít nhất hai tuần để chuẩn bị, để gửi các bản tóm tắt yêu cầu trước khi xét xử và trả lời từng tóm tắt của nhóm kia. Trong thời gian này, Thượng viện sẽ bỏ phiếu cho những người được đề cử của ông Biden.

Phiên tòa sẽ chính thức bắt đầu sau hai tuần, tuần bắt đầu vào ngày 8 tháng 2. Và vì không có hướng dẫn cụ thể về cách cấu trúc một phiên tòa luận tội, nên bước đầu tiên Thượng viện sẽ thử thông qua một giải pháp đề ra mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào.

Đối với phiên tòa luận tội trước đây của Trump dưới một Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát, do Chánh án John Roberts chủ trì, về cơ bản có ba giai đoạn chính. Đầu tiên, bên công tố có vài ngày để trình bày vụ việc của mình trong các lập luận mở đầu. Thứ hai, bên bào chữa trình bày các lập luận mở đầu, cũng trong vài ngày. Và thứ ba, các thượng nghị sĩ phải gửi câu hỏi để nhóm pháp lý của mỗi bên trả lời.

Thượng viện có thể chọn tiếp tục phiên tòa sau đó nhưng họ đã không làm vậy. Đảng Cộng hòa sau đó đã bỏ phiếu chống lại việc gọi nhân chứng và quyết định đi đến màn phán quyết. Và vào ngày 5.2.2020, họ đưa ra phán quyết chính thức - tuyên bố trắng án cho Trump trên cả hai bài luận tội, kết quả bỏ phiếu 52-48 và 53-47. (Hãy nhớ rằng phải đạt 2/3 đa số - 67 phiếu - để kết tội, có thể thấy họ còn không đạt đến gần con số ấy. Mitt Romney ở Utah là đảng viên Cộng hòa duy nhất của Thượng viện đã bỏ phiếu kết tội Trump, trên một trong hai điều khoản luận tội).

Phiên tòa luận tội thứ hai của Trump có thể sẽ có cấu trúc tương tự như phiên tòa đầu tiên, nhưng có một số khác biệt. Thứ nhất, bởi vì Trump không còn là tổng thống đương nhiệm, Chánh án Roberts sẽ không làm chủ tọa - thay vào đó sẽ là chủ tịch Thượng viện tạm quyền Patrick Leahy. Ngoài ra, các tài liệu liên quan từ các cơ quan liên bang (thứ có thể làm sáng tỏ, tại sao Vệ binh Quốc gia không được huy động sớm hơn khi những người biểu tình xông vào Điện Capitol của Mỹ) có thể sẽ có nhiều hơn, nếu chính quyền Biden chọn bàn giao chúng. (Chính quyền Trump nổi tiếng trong việc từ chối hợp tác trong cuộc điều tra luận tội vào năm 2019, thúc đẩy Hạ viện chọn điều đấy làm cơ sở cho điều khoản luận tội thứ hai của ông sau đó: cản trở Quốc hội).

Đảng Dân chủ đối mặt với tình thế khó khăn

Một vấn đề lớn đối với các đảng viên Dân chủ Thượng viện khi đưa ra quyết định về phiên tòa đó là câu hỏi rằng liệu Trump có bị kết tội hay không lại không phụ thuộc vào họ. Nếu toàn bộ 50 đảng viên Dân chủ bỏ phiếu để kết tội Trump, phải có 17 đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu cùng họ, nếu không Trump sẽ lại được trắng án.

Vì vậy, khi quyết định cách cấu trúc phiên tòa này - đặc biệt là dành bao nhiêu thời gian cho nó so với các ưu tiên khác của ông Biden, liệu có nên gọi nhân chứng để lấy lời khai hay không và họ nên làm việc với McConnell bao nhiêu để cấu trúc nó, Đảng Dân chủ phải quyết định thật rõ ràng những gì họ đang cố gắng đạt được ở đây.

Đó là: Việc kết án Trump thực sự có thể diễn ra không, hay đó chỉ là một giấc mơ viển vông?

Bởi vì nếu thực sự bị kết án, đó sẽ là hậu quả rất lớn đối với nền dân chủ Mỹ, trước viễn cảnh ông Trump không đủ tư cách tranh cử làm tổng thống vào năm 2024. Các hành động của ông Trump kể từ tháng 11 (và tất nhiên, nhiều hành động của ông trước đó) cho thấy rằng cá nhân ông là một mối đe dọa lớn đối với khả năng thực thi của hệ thống bầu cử. Và mặc dù bây giờ ông Trump có thể đã bị đánh bại và mất uy tín, nhưng ông vẫn khá có tiếng nói trong số các cử tri Đảng Cộng hòa. Một sự trở lại trong bộ máy chính trị đối với ông là một khả năng có thật.

Trong những ngày sau cuộc xông pha vào Điện Capitol, nhiều câu chuyện ẩn danh khác nhau xuất hiện cho thấy McConnell và các thành viên Đảng Cộng hòa tại Thượng viện khác thực sự sẵn sàng kết tội ông Trump. Nhưng tất nhiên, bất kỳ ai quen thuộc với cách ứng xử của các đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện trong những năm gần đây đều biết rằng cuối cùng họ có xu hướng tìm cách gắn bó với Tổng thống Trump. Rất ít người sẵn sàng khẳng định mạnh dạn như vậy trước mặt công chúng và tại Hạ viện, chỉ 10 trong số 207 đảng viên Cộng hòa có mặt đã bỏ phiếu để luận tội Trump.

Nếu phiên tòa luận tội đã hướng đến tuyên bố trắng án, nó có thể sẽ không thay đổi cách mà Đảng Dân chủ hy vọng sẽ cấu trúc phiên tòa, tuy nhiên họ chắc chắn sẽ cố gắng không bị lép vế trong phiên tòa. Truyền thống gần đây là trong khi Thượng viện tổ chức một phiên tòa luận tội tổng thống, các công việc khác sẽ bị đặt sang một bên, có nghĩa là tất cả các phiên tòa và việc hành luật khác sẽ bị dừng lại. Các đảng viên Dân chủ đã đưa ra ý tưởng về một cuộc luận tội kéo dài nửa ngày, các công việc khác kéo dài nửa ngày, nhưng không rõ liệu điều đó có vượt qua được văn phòng nghị sĩ Thượng viện hay không và thậm chí điều đó sẽ làm giảm khả năng theo đuổi chương trình lập pháp của ông Biden.

Đây có thể là lý do tại sao ông Schumer đã gợi ý rằng ông ấy không muốn dành quá nhiều thời gian cho phiên tòa. Bởi vì nếu lần này cũng giống như phiên tòa luận tội lần trước của ông Trump, những gì sẽ xảy ra tại phiên tòa khó lòng mà thay đổi được suy nghĩ của các thượng nghị sĩ.

Theo Vox
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện gì sẽ xảy ra trong phiên tòa luận tội ông Trump?