Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chuột và thậm chí cả con người đều có khả năng có nọc độc - mang lại một định nghĩa mới cho việc miêu tả ai đó là người độc hại.

Con người có nọc độc không còn là chuyện viễn tưởng

Nhân Hoàng | 29/03/2021, 23:00

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chuột và thậm chí cả con người đều có khả năng có nọc độc - mang lại một định nghĩa mới cho việc miêu tả ai đó là người độc hại.

Các nhà khoa học đã tìm thấy nền tảng di truyền cần thiết để nọc độc ở miệng tiến hóa ở cả loài bò sát và động vật có vú, đồng thời tiết lộ nghiên cứu của họ cho thấy bằng chứng cụ thể đầu tiên về mối liên hệ giữa tuyến nọc độc ở rắn và tuyến nước bọt ở động vật có vú.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PNAS (Mỹ) chỉ ra rằng, dù cả con người hay chuột đều không có nọc độc, nhưng bộ gen của chúng ta có tiềm năng trong những điều kiện sinh thái nhất định.

Ông Agneesh Barua, tác giả nghiên cứu, nói đùa: "Nó chắc chắn mang lại một định nghĩa hoàn toàn mới cho người độc hại".

Ông Agneesh Barua mô tả nọc độc là "một hỗn hợp protein" được động vật sử dụng để cố định và giết chết con mồi, cũng như tự vệ.

Với nghiên cứu của mình, thay vì tập trung vào các gen mã hóa các protein tạo nên hỗn hợp độc hại, các nhà khoa học từ Đại học Khoa học và Công nghệ Okinawa (OIST) và Đại học Quốc gia Úc đã tìm kiếm các gen hoạt động cùng và tương tác với gen nọc độc.

Họ sử dụng tuyến nọc độc của rắn Habu Đài Loan (loài rắn hổ mang ở châu Á) và xác định được khoảng 3.000 gen “hợp tác” này, lưu ý rằng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào khỏi căng thẳng do sản xuất nhiều protein.

con-nguoi-co-noc-doc-anh3.jpg
Rắn Habu Đài Loan

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét bộ gen của con người và các sinh vật khác như động vật có vú (chó, tinh tinh...), nhận thấy chúng chứa các phiên bản gen của riêng mình.

Sau khi điều tra các mô tuyến nước bọt ở động vật có vú, họ thấy các gen có mô hình hoạt động tương tự như các tuyến nọc độc của rắn. Từ đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng tuyến nước bọt ở động vật có vú và tuyến nọc độc ở rắn có chung một lõi chức năng cổ xưa.

Ông Agneesh Barua nói: “Nhiều nhà khoa học tin rằng điều này là đúng, nhưng đây là bằng chứng thực tế đầu tiên cho giả thuyết rằng các tuyến nọc độc phát triển từ các tuyến nước bọt ban đầu.

Trong khi loài rắn sau đó trở nên điên loạn, kết hợp nhiều chất độc khác nhau vào nọc độc của chúng và tăng số lượng gen liên quan đến việc sản xuất nọc độc, thì các loài động vật có vú như chuột chù lại tạo ra nọc độc đơn giản hơn có độ tương đồng cao với nước bọt”.

Ông Agneesh Barua cho biết các thí nghiệm vào những năm 1980 chỉ ra rằng chuột đực “tạo ra các hợp chất trong nước bọt của chúng có độc tính cao khi tiêm vào chuột”.

Nếu trong những điều kiện sinh thái nhất định, những con chuột tạo ra nhiều protein độc hơn trong nước bọt của chúng có khả năng sinh sản thành công tốt hơn, thì trong vài nghìn năm nữa, chúng ta có thể gặp phải những con chuột có nọc độc”, Agneesh Barua nói thêm.

Theo nhà khoa học này, dù khó xảy ra nhưng con người cũng có khả năng có nọc độc trong những điều kiện sinh thái nhất định.

Bài liên quan
Rùng mình phát hiện tổ rắn hổ mang chúa trong máy giặt
Một người dân ở Thái Lan đã có một phen hú vía khi phát hiện 7 con rắn hổ mang trốn bên trong máy giặt của gia đình hôm 16.3.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Con người có nọc độc không còn là chuyện viễn tưởng