Hàng nghìn robot sẽ gia nhập đội ngũ giao hàng của Alibaba, Meituan và JD.com trong năm tới khi đại dịch COVID-19 làm tăng nhu cầu về dịch vụ không tiếp xúc.

COVID-19 thúc đẩy Alibaba và các công ty Trung Quốc dùng robot giao hàng: Ưu và khuyết điểm

Cẩm Bình | 29/09/2021, 09:23

Hàng nghìn robot sẽ gia nhập đội ngũ giao hàng của Alibaba, Meituan và JD.com trong năm tới khi đại dịch COVID-19 làm tăng nhu cầu về dịch vụ không tiếp xúc.

3 đơn vị trên dự kiến sử dụng hơn 2.000 robot vào năm 2022, tăng khoảng 4 lần so với hiện tại, theo nhân sự cấp quản lý của các công ty.

Dù xây dựng được mạng lưới nhân viênlên đến hàng triệu người đủ sức giao nhiều loại hàng hóa, không ít đơn vị từ năm 2013 đã bắt đầu khai phá tiềm năng dùng robot dạng hộp hoặc máy bay không người lái thực hiện nhiệm vụ này.

Tình trạng thiếu hụt lao động do đại dịch COVID-19 gây ra cùng với yêu cầu phải đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho nhân viên giao hàng từ giới chức Trung Quốc càng thúc đẩy xu hướng dùng robot. Hạ Hoa Hạ, Phó chủ tịch phụ trách mảng khoa học của Meituan, cho biết: “Đại dịch là một cú hích lớn”.

tqrobot0.jpg
Một mẫu robot giao hàng của Meituan ra mắt năm 2021 - Ảnh: Reuters

Meituan ra mắt dịch vụ robot giao hàng vào tháng 2.2020, lúc dịch bệnh ở Trung Quốc còn nghiêm trọng, sớm hơn thời gian kế hoạch đề ra là cuối năm.

Khổng Kỳ, nhà khoa học phụ trách mảng xe tự hành của JD.com, cũng thừa nhận triển khai dịch vụ robot giao hàng sớm hơn kế hoạch. Kế hoạch đặt mục tiêu tháng 6.2020 ra mắt tại Bắc Kinh, nhưng tháng 2.2020, dịch vụ được sử dụng tại Vũ Hán (khi đó đang bị phong tỏa).

“Chúng tôi muốn con người và phương tiện cùng nhau làm việc tốt hơn, không phải phương tiện thay thế con người. Đây chỉ là phần nhàm chán nhất của công việc giao hàng mà chúng tôi sẽ cố gắng thay thế”, ông Khổng Kỳ tuyên bố.

Ưu và khuyết điểm

Hiện số lượng nhân viên giao hàng vẫn vượt trội hơn robot. Robot còn nhiều hạn chế như không thể leo cầu thang, chỉ được phép di chuyển trên vài tuyến đường nhất định (trong khu nhà ở, khuôn viên trường học) vì giới hạn tốc độ và điều kiện đường sá.

Robot cũng thường chỉ được sử dụng giao sản phẩm không có yêu cầu cao về thời gian như hàng đóng gói, thay vì thực phẩm.

Chị Zhang Ji sống tại Bắc Kinh đánh giá: “Dùng robot giao hàng cho khu vực văn phòng nơi nhân viên thường đặt nhiều đồ ăn và phương tiện đạt hiệu quả thấp, vì sức chứa của phương tiện có hạn”.

Thế nhưng, robot vẫn đem lại lợi ích lâu dài, chẳng hạn như giảm chi phí giao hàng chặng cuối (từ trung tâm phân phối đến khách hàng). Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Michigan ước tính phương tiện tự động hóa hoàn toàn hoặc một phần có thể giúp cắt giảm 10 - 40% chi phí giao hàng trong thành phố.

Tính đến tháng 9, phương tiện giao hàng chặng cuối của Alibaba đã giao hơn 1 triệu đơn hàng cho hơn 200.000 người tiêu dùng. Đơn vị đang vận hành hơn 200 robot, dự kiến tăng lên 1.000 vào tháng 3 năm tới và 10.000 trong 3 năm tới.

tqrobot1.jpg
Người tiêu dùng chỉ cần quét mã là có thể lấy được hàng từ robot của JD.com - Ảnh: Reuters

Chi phí sản xuất robot giảm

Vương Cương, Phó chủ tịch phụ trách mảng xe tự hành của Alibaba, cho biết chi phí sản xuất robot đang giảm, chủ yếu do giá cảm biến LIDAR (tính khoảng cách bằng cách chiếu sáng mục tiêu bằng một tia lazer xung quanh và đo xung phản xạ bằng một cảm biến) giảm.

Alibaba cùng JD.com hiện sản xuất robot với chi phí dưới 250.000 nhân dân tệ (gần 39.000 USD), sắp tới sẽ còn hạ xuống.

Chi phí sản xuất robot của Meituan giảm từ 600.000 nhân dân tệ năm ngoái xuống 400.000 nhân dân tệ năm nay, dự kiến năm 2025 sẽ giảm dưới 200.000 nhân dân tệ.

Ở quốc gia khác cũng ghi nhận xu hướng tương tự, chẳng hạn 2 công ty GrubHub cùng Yandex hợp tác triển khai sử dụng robot giao hàng trong khuôn viên các trường đại học Mỹ.

Bài liên quan
Hệ thống robot rút vắc xin AstraZeneca chính xác, tăng từ 10 lên 12 liều/lọ, dân thêm cơ hội được tiêm
Hệ thống robot rút được nhiều liều hơn từ một lọ vắc xin COVID-19 của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) có thể giúp tăng số liều tiêm cho người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
COVID-19 thúc đẩy Alibaba và các công ty Trung Quốc dùng robot giao hàng: Ưu và khuyết điểm