Các doanh nghiệp vàng trang sức mỹ nghệ không được cấp phép nhưng vẫn giao dịch vàng miếng với người dân, hoặc người dân tự mua bán với nhau là trái quy định.
Thị trường và chính sách

Cửa hàng vàng trang sức mỹ nghệ không được bán vàng miếng SJC

Tuyết Nhung 14/06/2024 15:30

Các doanh nghiệp vàng trang sức mỹ nghệ không được cấp phép nhưng vẫn giao dịch vàng miếng với người dân, hoặc người dân tự mua bán với nhau là trái quy định.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM vừa có công văn đề nghị các đơn vị, tổ chức phối hợp làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp nắm, hiểu rõ quy định về hoạt động kinh doanh vàng.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM nêu rõ, người dân chỉ được thực hiện mua bán vàng miếng SJC tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng (vàng trang sức mỹ nghệ) không được cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng thực hiện việc mua bán vàng miếng với cá nhân, tổ chức là trái quy định tại Nghị định số 88.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này (sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, kinh doanh mua bán vàng trang sức mỹ nghệ, kinh doanh mua bán vàng miếng) tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật về giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, cơ sở vật chất và phương án kinh doanh an toàn, giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng, chứng từ hóa đơn, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, chất lượng sản phẩm, công khai niêm yết giá.

"Hoạt động đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật và công khai minh bạch không chỉ là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân mà còn phòng ngừa, hạn chế rủi ro do sai phạm, do liên quan tội phạm làm hàng nhái, hàng giả, buôn lậu và trốn thuế", công văn nhấn mạnh.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, vàng với tính chất là tài sản tài chính biến động, gắn liền với nhiều yếu tố của thị trường, người dân cần cân nhắc và thận trọng trong việc mua vàng, đầu tư vàng để tránh rủi ro do giá vàng biến động.

Đồng thời, cần thực hiện đúng quy định về kinh doanh mua bán vàng; lan tỏa ra cộng đồng và chung sức cùng ngành thực hiện tốt các biện pháp ổn định thị trường. Việc tập trung đông người, xếp hàng mua vàng dễ xảy ra trộm cướp, đặc biệt mua hộ vàng gây mất trật tự là không cần thiết, tiềm ẩn rủi ro và vi phạm pháp luật về đầu cơ, làm giá và ảnh hưởng đến lợi ích nền kinh tế.

Hiện, cả nước có 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh vàng miếng như SJC, DOJI, PNJ, Mi Hồng, Bảo Tín Minh Châu, Vàng Phú Quý, Vàng Kim Ngọc Phú, Vàng bạc đá quý Ngọc Hải...

Hai tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã tung vàng miếng ra thị trường thông qua 4 ngân hàng quốc doanh và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) nhằm mục tiêu hạ chênh lệch giá với thế giới. Giá vàng miếng bán ra cho dân theo đó đã giảm dần qua từng phiên và hiện về gần 77 triệu đồng một lượng, chỉ còn cao hơn 2,5 triệu đồng so với giá vàng nhẫn trong nước và vênh 6 triệu đồng so với thế giới.

Bài liên quan
Giá vàng miếng SJC giảm tới 6 triệu trong 3 ngày, người mua lỗ nặng
Chỉ trong 3 ngày qua, giá vàng miếng SJC đã giảm tới 6 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua vào - bán ra, người mua vàng lỗ khoảng 9 triệu đồng/lượng sau 1 tuần nắm giữ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Xây dựng pháp luật phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài
11 giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều 28.9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo. Cùng tham dự họp có các Phó thủ tướng Chính phủ: Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ ngành, thành viên Ban Chỉ đạo.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cửa hàng vàng trang sức mỹ nghệ không được bán vàng miếng SJC