Thông tin danh hài Chí Tài đột ngột qua đời vì đột quỵ khiến người hâm mộ và bạn bè vô cùng thương xót và đột quỵ chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Danh hài Chí Tài qua đời vì bị đột quỵ: Các chuyên gia cảnh báo

Dạ Thảo | 10/12/2020, 10:51

Thông tin danh hài Chí Tài đột ngột qua đời vì đột quỵ khiến người hâm mộ và bạn bè vô cùng thương xót và đột quỵ chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Trao đổi với phóng viên cụ thể hơn về căn bệnh nhân, bác sĩ Bùi Long - Trưởng khoa tim mạch can thiệp, bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) cho biết liên tục trong thời gian vừa qua có rất nhiều người đã nhập viện với nguyên nhân chính là đột quỵ. Điều đặc biệt là đối tượng thanh niên trẻ tuổi ngày càng nhiều. Trong khi trước đây căn bệnh này thường xuất hiện ở đối tượng trung niên, người cao tuổi.

Được biết, cố nghệ sĩ Chí Tài qua đời do đột quỵ sau khi tập thể dục. Trong khi đó, việc tập luyện lại là một hoạt động rất tốt để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tập luyện sai cách, không phù hợp với thể lực của bản thân thì sẽ có "những cái chết không báo trước" do đột quỵ, dù ở độ tuổi trẻ vẫn có thể xảy ra.

20200401_101400_723950_loi-ich-nguy-co-pha.max-1800x1800.jpg
Việc sử dụng quá sức, không đúng cũng sẽ là nguyên nhân gây đột quỵ

Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào, dù là đang làm việc gắng sức hay nghỉ ngơi. Bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu càng sớm càng tốt; để bảo đảm “thời gian vàng”, nhằm giảm thiểu những nguy hiểm cận kề có thể xảy ra.

Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do mạch máu não bị tắc nghẽn, bị vỡ, gây gián đoạn việc vận chuyển máu để nuôi dưỡng não bộ. Khiến các tế bào thiếu hụt dinh dưỡng, oxy; các tế bào sẽ chết đi sau vài phút nếu vấn đề thiếu hụt này không được khắc phục.

Tổ chức Y tế thế giới ghi nhận, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trên thế giới, với con số khoảng 6,5 triệu người tử vong mỗi năm; tức trung bình mỗi 6 giây có một ca tử vong do đột quỵ.

Đột quỵ còn là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên thế giới, có hơn 17 triệu ca bệnh mỗi năm. Trung bình 6 người có một người bị đột quỵ, nếu như không có biện pháp phòng tránh kịp thời.

Nguyên nhân gây đột quỵ

Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Có 3 nguyên nhân chính làm tắc nghẽn mạch máu não, thiếu máu não: bệnh ở tim hình thành cục máu đông, theo dòng máu lên não khiến tắc mạch máu não; xơ vữa động mạch; tăng huyết áp làm hư hại các mạch máu nhỏ.

Đột quỵ xuất huyết não: Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu. Các nguyên nhân khác bao gồm: Dị dạng mạch máu não, thoái hóa mạch máu, khối u hay bất thường về đông máu.

dot-quy-o-nguoi-tre-1-0844.jpg
Đột quỵ có dấu hiệu tăng nhanh ở người trẻ

Một vài dấu hiệu nhận biết sớm người bị đột quỵ:

- Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

- Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

- Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.

- Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.

- Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ.

- Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

Các triệu chứng đột quỵ nhỏ của bệnh nhân sẽ kéo dài trong vòng 24 giờ và sớm biến mất trong vòng 1 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng. Vì các triệu chứng kéo dài trong một thời gian ngắn, bệnh nhân có thể sẽ không để ý đến. Trên lâm sàng, sau cơn đột quỵ nhẹ, bệnh nhân sẽ trải qua cơn đột quỵ nặng trong vòng một tháng sau đó, tuy nhiên có 5% bệnh nhân sẽ gặp tình trạng đột quỵ nặng trong vòng 48 giờ sau.

Cấp cứu đột quỵ như thế nào?

Khi phát hiện người có các dấu hiệu đột quỵ, cần xử trí đúng cách:

- Đỡ người bệnh để không bị té ngã gây chấn thương.

- Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói. Móc hết đàm, nhớt để bệnh nhân dễ thở.

- Gọi xe đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

- Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

- Đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt, để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi, đang bị sặc, bị chèn ép.

Một số yếu tố làm gia tăng người bị đột quỵ:

- Người lớn tuổi: Trên 50 tuổi có nguy cơ tăng cao.

- Giới: Tỷ lệ xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

- Tăng huyết áp, đái tháo đường (tiểu đường). Xơ vữa động mạch, tăng mỡ (cholesterol) trong máu, nhất là loại LDL. Bệnh tim. Hút thuốc lá, nghiện rượu. Béo phì, ít vận động...

- Người có tiền sử đột quỵ.

Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới. Để phòng tránh đột quỵ, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục hàng ngày, giữ ấm cơ thể, không hút thuốc lá và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
34 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Danh hài Chí Tài qua đời vì bị đột quỵ: Các chuyên gia cảnh báo