“Kết quả thì phải đợi cơ quan điều tra, tuy nhiên, tôi nghĩ có sự tiếp tay của lực lượng chức năng cho lâm tặc. Bởi vì ở một địa bàn quản lý chặt chẽ đến như vậy mà lâm tặc vẫn lọt vào hoạt động một cách mạnh mẽ như thế thì quá vô lý” –ĐBQH Nguyễn Hồng Thái (Hưng Yên) chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới quanh vụ phá rừng pơ mu tại Quảng Nam.

ĐBQH nghi ngờ có sự tiếp tay cho lâm tặc trong vụ phá rừng pơ mu

Trí Lâm | 27/07/2016, 15:15

“Kết quả thì phải đợi cơ quan điều tra, tuy nhiên, tôi nghĩ có sự tiếp tay của lực lượng chức năng cho lâm tặc. Bởi vì ở một địa bàn quản lý chặt chẽ đến như vậy mà lâm tặc vẫn lọt vào hoạt động một cách mạnh mẽ như thế thì quá vô lý” –ĐBQH Nguyễn Hồng Thái (Hưng Yên) chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới quanh vụ phá rừng pơ mu tại Quảng Nam.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng về vụ phá rừng tại Quảng Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu khẳng định: Nếu không có sự tiếp tay, giúp sức của một số cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ khu vực biên giới cửa khẩu Nam Giang thì dù lâm tặc có ba đầu sáu tay cũng không thể lọt vào khu vực này để khai thác lượng gỗ quý hiếm lớn đến vậy.

Số lượng gỗ bị chặt phá được xác định là 60 cây pơ mu. Theo định giá tạm thời, số tiền lên tới 18-24 tỉ đồng. Tuy nhiên, là khu vực nhạy cảm, được quản lý chặt chẽ, việc lâm tặc hoạt động trong khu vực này là điều hết sức vô lý. Do đó, việc có hay không sự dung túng, tiếp tay củacơ quan chức năng đối với việc phá rừng đang thu hút sự quan tâm lớn của công chúng.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này tại hành lang Quốc hội ngày 26.7, ĐBQH Nguyễn Hồng Thái (Hưng Yên) cho biết, việc có tiếp tay hay không phải để cơ quan điều tra ra kết luận cuối cùng. Qua đó mới có thể biết rõ được đối tượng tiếp tay cho lâm tặc phá rừng trái phép.

“Còn riêng cá nhân, tôi nghĩ có sự tiếp tay của lực lượng chức năng cho lâm tặc. Bởi vì ở một địa bàn quản lý chặt chẽ đến như vậy mà lâm tặc vẫn lọt vào hoạt động một cách mạnh mẽ như thế thì quá vô lý” – ông Thái nói.

Tuy nhiên, theo ông Thái, cụ thể là lực lượng nào tiếp tay, những ai tiếp tay, mức độ vi phạm ra sao thì cần phải có sự kết luận của cơ quan điều tra.

Chia sẻ vớibáo điện tử Một Thế Giới, ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên thường trựcỦy ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết, về vụ phá rừng ở Quảng Nam, Thủ tướng đã có chỉ đạo, bây giờ cần phải điều tra rõ vụ việc,quy trách nhiệm rõ ràng để xử lý rốt ráo. Trách nhiệm của tỉnh đến đâu, lực lượng chức năng đến đâu cần phải làm rõ, đặc biệt là trách nhiệm của lực lượng biên phòng.

Về việc biên phòng ngăn cản lực lượng công an và kiểm lâm trong quá trình điều tra, ông Nguyễn Sỹ Cương cho biết, qua vụ này, cần xem xét về sự phối hợp giữa các cơ quan, bộ, ngành trong việc quản lý, bảo vệ rừng.

“Không thể một cơ quan nào quản lý là không cho cơ quan khác tham gia, như vậy các cơ quan khác không thể thực hiện được nhiệm vụ của họ.Ví dụ như biên phòng cấm công an hay kiểm lâm vào kiểm tra thì làm sao họ làm tốt công tác bảo vệ rừng, đấu tranh với lâm tặc?” – ông Cương nhấn mạnh.

Theo ông Cương, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm về những vi phạm xảy ra trên địa bàn, đã đến lúc làm rõ trách nhiệm đến từng cá nhân. Pháp luật giao cho anh thẩm quyền mà anh không thực hiện đúng chức trách của mình thì cần phải xử lý.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, Trung tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng khẳng định Bộ Quốc phòng đang vào cuộc rốt ráo và sẽ công bố thông tin khi có kết quả.

Theo tướng Chiêm, để kết luận sai phạm cần phải cơ quan chức năng điều tra. Hiện nay Bộ Quốc phòng đang tổ chức, triển khai cùng với địa phương điều tra cụ thể vụ việc.

Theo Trung tướng Chiêm, kết quả thì chưa có nên chưa thể công bố, tuy nhiên, ông khẳng định Bộ Quốc phòng sẽ làm nghiêm túc và quyết liệt về vụ này, cương quyết và không dung tha cho hành vi phá rừng này. Vụ việc sẽ được công khai hoàn toàn sau khi có kết quả điều tra.

Về giải pháp để hạn chế phá rừng sau lệnh đóng cửa rừng của Thủ tướng, ông Nguyễn Hồng Thái cho biết, cần tập trung mạnh vào hai phương châm lớn.

Thứ nhất, những người dân sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng thì phải có đất đai làm ăn, mưu sinh, có cơ chế, chính sách chuyển đổi cho họ, để họ sống được nhờ rừng mà không phải phá rừng.

Thứ hai là cơ quan chức năng cần phải vào cuộc thực sự nghiêm túc, có chế tài mạnh mẽ, xử lý nghiêm tội phạm phá rừng. Bản thân người dân thì họ không phá rừng với mức độ lớn như thế, mà chỉ có lâm tặc mới phá rừng mạnh như vừa qua.

Trước đó,vàongày 9.7 người dân phát hiện 280 phách gỗ pơ mu (28 khối), tập kết tại một con suối cách Trạm kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu Nam Giang (thuộc Đồn Biên phòng La Dêê), khoảng 500 m nên trình báo kiểm lâm và công an. Bãi tập kết nằm dưới một con suối sát bên đường tuần tra của biên phòng và cách cửa khẩu chỉ khoảng 200 m. Do khu vực thuộc vùng cấm, biên phòng quản lý nên công an sau đó phải xin phép lực lượng này để vào hiện trường điều tra.

Trong quá trình điều tra, công an cho rằng bị lực lượng biên phòng không ít lần gây khó dễ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó có văn bản chỉ đạo Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và tỉnh Quảng Nam làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm những người vi phạm.

3 sĩ quan biên phòng gồm thượng tá Nguyễn Tấn Lạc, Đồn trưởng biên phòng La Dêê; thiếu tá Đỗ Hoành Minh, chính trị viên và đại úy Lê Xuân Chính, Đồn phó kiêm Trạm trưởng Trạm kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu Đắc Ốc, đã bị tạm đình chỉ để phục vụ điều tra. Đại úy Chính được cho “có liên quan đặc biệt” trong đường dây phá rừng.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ĐBQH nghi ngờ có sự tiếp tay cho lâm tặc trong vụ phá rừng pơ mu