Những cộng sự của bà Trần Ngọc Bích đều là nhân viên tại Tân Hiệp Phát, số tiền họ có để gửi vào ngân hàng VNCB đều được mượn từ ông Trần Qúy Thanh (cha bà Bích) không lãi suất. Số tiền lãi từ việc gửi tiết kiệm này sẽ được chuyển về cho ông chủ Tân Hiệp Phát (THP).

Số tiền cộng sự bà Trần Ngọc Bích gửi vào VNCB từ đâu mà có?

Hồ Phước Đông | 27/07/2016, 15:07

Những cộng sự của bà Trần Ngọc Bích đều là nhân viên tại Tân Hiệp Phát, số tiền họ có để gửi vào ngân hàng VNCB đều được mượn từ ông Trần Qúy Thanh (cha bà Bích) không lãi suất. Số tiền lãi từ việc gửi tiết kiệm này sẽ được chuyển về cho ông chủ Tân Hiệp Phát (THP).

Ngày 27.7, TAND TP.HCM tiếp tục đưa vụ án Phạm Công Danh gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng tại ngân hàng Xây Dựng (VNCB) ra xét xử. Tại phiên xét hỏi này, HĐXX tập trung xét hỏi về số tiền 5190 tỷ đồng của nhóm bà Trần Ngọc Bích.

Trả lời trước HĐXX, bà Bích cho rằng gửi tiền tại VNCB từ tháng6 – 12.2012 bắt đầu vay với lãi suất từ 9-10 %/ năm. Tại thời điểm tháng12.2012 nhóm bà Bích có nhu cầu đầu tư nên cầm cố các sổ tiết kiệm để vay tiền với mức lãi suất 9,5-10,5 %/ năm số tiền 5190 tỷ đồng từ 118 cuốn số tiết kiệm.

Khi VKS hỏi khoản tiền vay 3.100 tỷ đồng từ lúc nào, bà Bích cho biết mình và những cộng sự trước đó có gửi tiết kiệm tại ngân hàng VNCB. Tại THP thì những người này là nhân viên còn số tiền gửi tại VNCB là tiền riêng của họ nên bà Bíchvà nhóm này là đồng sự. Khi vay tiền thì bàBích và cộng sự cùng hợp tác dự án đầu tư nhà máy, tất cả đều thỏa thuận miệng, lúc nào đi vào hoạt động thì mới có chuyện phân chia lợi nhuận.

Số tiền vay 3.100 tỷ đồng bà Bích cho biết vay với mục đích kinh doanh hộ gia đình. Ngày 21.6, bà Bích có quen biết với chị Phạm Thị Thùy Trang, nên đã cho Trang vay lại với lãi suất 1,5%/ tháng. Trang vay tới ngày 21.8.2013 thì Trang trả lại cho Bích. Bà Bích cũng khai nhận không biết từ đâu Trang có số tiền này.

Người giao nhận chứng từ, trợ lí của bà Bích, Nguyễn Tấn Lộc trả lời HĐXX: “Trong những lần người này lên ngân hàng VNCB nhận hồ sơ và một số tiền nhất định. Số tiền này ông đi nhận về giao cho bà Bích. Khoản vay 300 tỷ mà bị cáo Khương làm hồ sơ cho nhóm bà Bích thì ông Lộc cho rằng mình không biết có nhận tiền lãi hay không, VKS trưng các hồ sơ chữ ký chứng minh ông Lộc có ký nhận tiền.”

Là nhân viên giao nhận chứng nhận của THP có đôi lần bà Bích yêu cầu ông Lộc tới VNCB nhận một số chứng từhồ sơ giúp mình. Những khoản tiền người này nhận từ ngân hàng thì tất cả đều giao nhận cho bà Bích. Trong phần xét hỏi, HĐXX có hỏi về nguồn gốc số tiền mà những cộng sự của bà Bích ở đâu mà có, bà Bích trả lời:

VKS: Những người gửi tiềnvà ủy quyền cho bà cóquan hệ thế nào với bà?

Bà Bích: Những cá nhân gửi tiền và vay tiền tại VNCBlà những cộng sự của tôi.

VKS: Cộng sự hay người làm thuê?

Bà Bích: Giao dịch này là cộng sự, một số người làm chung tại công ty Tân Hiệp Phátnhưng cũng có những người không phải nhân viên công ty.

VKS: Tiền gửi này là tiền riêng của họhay tiền của bà, hay của Tân Hiệp Phát?

Bà Bích: Đây là tiền sở hữu của họ.Chắc chắn, chính xác.

Bà Ngô Bích Thùy Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Trần Hoài Phụng (3 trong sốnhững cộng sự trong nhóm bà Bích) cho biết số tiền mình gửi tại ngân hàng VNCB là mượn của ông Trần Qúy Thanh không lãi suất. Sau khi gửi số tiền này vào ngân hàng thì tiền lãi sẽ được chuyển qua cho ông Thanh.

Vậy, những người này mượn một số tiền cực lớn của ông Thanh gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Sau đó số lãi suất này được đưa lại cho ông chủ THP, đến nay vẫn chưa có câu trả lời cho việc làm của nhóm người này. Câu trả lời này sẽ được làm sáng tỏ trong những phiên tòa xét xử sắp tới?

Nghinh Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Số tiền cộng sự bà Trần Ngọc Bích gửi vào VNCB từ đâu mà có?