Doanh nghiệp "tiến thoái lưỡng nan" với phương án "3 tại chỗ, "1 cung đường - 2 địa điểm", còn nông dân nuôi trồng cá tra khóc ròng vì dịch COVID-19 cản trở đầu ra.

Doanh nghiệp cá tra khóc ròng, nông dân 'ôm lỗ' vì COVID-19

Tuyết Nhung | 18/08/2021, 18:18

Doanh nghiệp "tiến thoái lưỡng nan" với phương án "3 tại chỗ, "1 cung đường - 2 địa điểm", còn nông dân nuôi trồng cá tra khóc ròng vì dịch COVID-19 cản trở đầu ra.

Giới chuyên gia tại Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, sau khoảng một tháng các địa phương ĐBSCL thực hiện giãn cách xã hội, doanh nghiệp phải thực hiện "3 tại chỗ", "1 cung đường - 2 địa điểm", nhưng hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra đang bị đảo lộn và gặp không ít khó khăn.

"Dịch COVID-19 đang ngăn cản kế hoạch nuôi, kinh doanh, xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp cá tra trong hai quý cuối năm", chuyên gia Vasep dự báo.

ca-tra.jpg
Giá cá tra nguyên liệu có nguy cơ giảm mạnh thời gian tới - Ảnh: Internet

Các doanh nghiệp cá tra ở Đồng Tháp - địa phương có diện tích và sản lượng nuôi cá tra lớn nhất cả nước - cho biết, khó khăn lớn nhất của các nhà máy chế biến các tra là thực hiện "3 tại chỗ" vì phát sinh quá nhiều chi phí, công và lương người lao động tăng, vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa gặp nhiều khó khăn.

Điều này khiến các doanh nghiệp phải giảm công suất chế biến hoặc đóng cửa. Giá cá nguyên liệu tại tỉnh theo đó cũng giảm do nhiều nhà máy chế biến hạn chế mua vào do giảm công suất hoặc tạm thời đóng cửa nghỉ do dịch bệnh.

Tại Cần Thơ, giá nhiều loại cá nuôi cũng giảm dưới giá thành sản xuất, người nuôi lỗ nặng. Theo thống kê, giá thành nuôi cá tra xuất khẩu ở mức 22.000-23.000 đồng/kg nhưng cá tra nguyên liệu chỉ bán được giá 21.000-21.500 đồng/kg trở lại nên người nuôi cá tra bị lỗ vốn.

Tính tới hết tháng 7, diện tích thả nuôi cá tra của Cần Thơ đạt hơn 548 ha, đạt 74% so với kế hoạch cả năm là 736 ha. Hiện nay, nguồn cung cá tra cho xuất khẩu đang dồi dào nhưng nhà máy chế biến cũng ngưng hoặc tạm ngưng mua nguyên liệu. Điều này dẫn tới giá cá giảm so với tháng trước đó.

Tại Vĩnh Long, tính tới hết tháng 7, toàn tỉnh có trên 2.100 ha nuôi trồng thủy sản, giảm gần 55 ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá tra thâm canh hơn 334 ha, giảm 12,2 ha.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 lan rộng nên việc nuôi cá, vận chuyển nguyên liệu, xuất khẩu đều bị ảnh hưởng. Nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra ngưng hoạt động hoặc giảm công suất nên giá cá tra nguyên liệu tại Vĩnh Long cũng rơi xuống.

Trong tháng 7, giá cá tra tại Vĩnh Long dao động từ 20.000 - 22.000 đồng/kg, người nuôi cá tra không có lời, nếu phải thuê mướn ao hầm thì lỗ càng nhiều hơn. Đó cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích nuôi cá tra thâm canh, dự báo xu hướng này vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới.

"Dịch COVID-19 đã lan rộng từ TP.HCM xuống các tỉnh miền Tây trong thời gian ngắn. Mặc dù đã tính toán trước kịch bản ứng phó nhưng nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra không tránh khỏi bị động và ảnh hưởng nghiêm trọng. Chỉ khi doanh nghiệp chế biến cá tra khôi phục lại sản xuất, tăng công suất trở lại bình thường thì giá cá tra nguyên liệu mới có thể tăng", chuyên gia Vasep nhìn nhận.

Bài liên quan
Cần Thơ: Khô cá tra và trà mãng cầu là sản phẩm OCOP được đánh giá cao
Khô cá tra tẩm ướp và trà mãng cầu của TP.Cần Thơ là 2 trong 7 sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm) được đánh giá 4 sao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
9 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp cá tra khóc ròng, nông dân 'ôm lỗ' vì COVID-19