Đây là vấn đề đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm trong bối cảnh tình hình sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn lớn do dịch bệnh COVID-19 kéo dài.

Doanh nghiệp phía nam tìm cách thay thế sản xuất '3 tại chỗ'

Tuyết Nhung | 16/08/2021, 15:58

Đây là vấn đề đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm trong bối cảnh tình hình sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn lớn do dịch bệnh COVID-19 kéo dài.

Đồng Tháp: Sản xuất với phương châm "4 tại chỗ"

Hết đợt giãn cách thứ 2 theo chỉ thị 16, nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ dự kiến sẽ chia các vùng kiểm soát dịch, có vùng tiếp tục thực hiện theo chỉ thị 16, có vùng sẽ theo chỉ thị 15.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết tỉnh đang chuẩn bị phương án sản xuất công nghiệp và cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó với dịch COVID-19 trong giai đoạn mới.

img_9432.jpg.jpg
Nhiều doanh nghiệp phía nam thực hiện sản xuất theo phương án 3 tại chỗ - Ảnh: BCT

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Tháp dự kiến sẽ tiếp tục áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16 trên toàn tỉnh.

Ông Phạm Thiện Nghĩa nhấn mạnh: "Sau ngày 15.8, dù áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo hướng nào thì doanh nghiệp muốn hoạt động phải đảm bảo nguyên tắc 4 tại chỗ, đó là sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, ở tại chỗ và y tế tại chỗ".

Đối với y tế tại chỗ, nếu không đủ điều kiện tổ chức thì doanh nghiệp ký hợp đồng với cơ quan y tế, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe, xét nghiệm định kỳ cho công nhân, tiến tới tiêm vắc xin cho toàn bộ công nhân lao động, cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về phòng chống dịch của ngành chức năng.

Ngoài ra, đối với doanh nghiệp bổ sung lao động có thể linh hoạt áp dụng "1 cung đường, 2 điểm đến". Người lao động sẽ được quản lý từ nhà máy đến nơi ở, được xét nghiệm tầm soát COVID-19 trước khi vào làm việc.

Toàn tỉnh hiện có 105/431 doanh nghiệp đang hoạt động theo nguyên tắc "3 tại chỗ" với 14.893/54.116 lao động làm việc.

Đồng Nai: Doanh nghiệp được lựa chọn 3 phương án

Tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16 trên phạm vi toàn tỉnh từ 0 giờ ngày 17.8 đến hết ngày 31.8.

Nguyên tắc là người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, ấp/khu phố cách ly với ấp/khu phố, xã/phường cách ly với xã/phường, huyện/thành phố cách ly với huyện/thành phố.

Theo đó, tỉnh sẽ iếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đối với tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo một trong 3 phương án:

Phương án 1 là sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ, tức "3 tại chỗ".

Phương án 2 là thực hiện "1 cung đường, 2 điểm đến", nghĩa là duy nhất cung đường vận chuyển công nhân tập trung từ nơi lưu trú đến nơi sản xuất, 2 địa điểm là nơi lưu trú tập trung người lao động của từng doanh nghiệp riêng biệt và nơi sản xuất của doanh nghiệp.

Phương án 3 là linh động áp dụng cùng lúc 2 phương án trên. Thời gian từ 0 giờ ngày 17.8 đến hết ngày 31.8.

Ngoài ra, các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu, phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch, phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện phương án “1 cung đường, 2 địa điểm”, phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu cũng được phép ra đường từ 18 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau để làm nhiệm vụ.

Bài liên quan
Nhìn từ bài học '3 tại chỗ' của Bắc Giang, Bắc Ninh
Nếu như nhiều doanh nghiệp phía Nam đang phải căng mình thực hiện "3 tại chỗ" thì phương án này đã giúp Bắc Giang và Bắc Ninh - từng là "tâm dịch" của cả nước vượt qua và giờ chuyển sang chống dịch trong tình hình mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp phía nam tìm cách thay thế sản xuất '3 tại chỗ'