Những nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu của Việt Nam như: Mỹ, châu Âu giảm chi tiêu mua sắm khiến khối lượng đơn đặt hàng của các doanh nghiệp Việt Nam giảm mạnh.

Doanh nghiệp Việt ít đơn hàng vì Mỹ, châu Âu giảm mua sắm

Tuyết Nhung | 05/05/2023, 18:24

Những nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu của Việt Nam như: Mỹ, châu Âu giảm chi tiêu mua sắm khiến khối lượng đơn đặt hàng của các doanh nghiệp Việt Nam giảm mạnh.

xuat-nhap-khau.jpg

Bộ Công Thương cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 210,79 tỉ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 16,6%), trong đó xuất khẩu giảm 11,8% (cùng kỳ tăng 17,1%); nhập khẩu giảm 15,4% (cùng kỳ tăng 16,1%). Cán cân thương mại hàng hóa 4 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu 6,35 tỉ USD

Nguyên nhân của sự suy giảm trong hoạt động xuất nhập khẩu là do nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu của Việt Nam như Mỹ, EU giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ khiến khối lượng đơn đặt hàng giảm, trong khi đó các ngành sản xuất công nghiệp trong nước chủ yếu hướng vào xuất khẩu, phụ thuộc lớn vào thị trường toàn cầu do sản lượng sản xuất trong nước vượt xa nhu cầu của thị trường nội địa, đặc biệt là đối với các ngành hàng như dệt may, da - giày, điện tử... chỉ cung ứng cho nhu cầu nội địa 10% sản lượng, 90% sản lượng còn lại là để xuất khẩu.

Bên cạnh việc giảm lượng, so với cùng kỳ giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản (nhân điều, cà phê, hạt tiêu, cao su…) giảm. Giá xuất khẩu dầu thô, sản phẩm xăng dầu, các loại quặng, phân bón, sắt thép cũng giảm đã tác động đến tốc độ tăng giá trị sản xuất và xuất khẩu hàng hóa nói chung.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu cùng chủng loại của Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp của ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đơn hàng nước ngoài giảm, thị trường trong nước sức mua không lớn, chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, không dễ dàng trong việc tiếp cận tín dụng...

Thời gian tới, một số khu vực kinh tế lớn như: Trung Quốc, Mỹ tăng trưởng cao hơn dự báo, một số nền kinh tế đang nổi tại châu Á như: Ấn Độ, ASEAN tăng trưởng khả quan, các chính sách kích cầu đầu tư công và hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước phát huy tác dụng trong việc phục hồi các hoạt động sản xuất; chỉ số sản xuất công nghiệp xu hướng tăng dần qua các tháng; nhập khẩu nguyên phụ liệu có dấu hiệu tăng… là những yếu tố dự báo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu trong thời gian tới sẽ khả quan hơn.

Vì vậy, thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường ngoài nước. Trong đó, tập trung đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh, Đông Âu... và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tăng trưởng khả quan (ASEAN). Quyết liệt đột phá vào các thị trường mới, nơi có tầng lớp trung lưu gia tăng như các thị trường mới nổi E7 (Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Mexico và Indonesia; thị trường Halal (Trung Đông, Malaysia, Brunay).

Bài liên quan
Cảng Chu Lai phát triển mạnh dịch vụ xuất nhập khẩu hàng rời
Sau đại dịch, làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam đang mở ra cơ hội phát triển các vùng sản xuất lớn trên cả nước, trong đó có miền Trung - Tây Nguyên, kéo theo nhu cầu lớn về logistics tại khu vực này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
3 giờ trước Sự kiện
Chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2024), mỗi con đường của Thủ đô Hà Nội đều rực rỡ cờ hoa, băng rôn, pa nô.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp Việt ít đơn hàng vì Mỹ, châu Âu giảm mua sắm